Quyết sách và hành động kịp thời: Vượt qua khó khăn, thách thức
Trong các quý tiếp theo của năm 2020, kinh tế Việt Nam được dự báo phải đối mặt nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, cần có những quyết sách và hành động kịp thời, phù hợp, hiệu quả nhằm đẩy lùi khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đối mặt nhiều khó khăn, thách thức
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Trần Thị Hồng Minh: Trong các quý tiếp theo của năm, kinh tế Việt Nam được dự báo có thể phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường, có thể đặt các nền kinh tế - trong đó có những đối tác chủ chốt của Việt Nam, cũng như chính Việt Nam - trước những thách thức lớn cả về kinh tế - xã hội ngày càng lớn.
Khả năng ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn phụ thuộc vào việc còn kéo dài bao lâu và mức độ lây lan, khả năng phòng chống của các quốc gia. Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, độ mở cao và XNK phụ thuộc tương đối nhiều vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu. Vì vậy, tác động đối với DN không thể tránh khỏi, thậm chí sẽ còn hiện hữu hơn. DN đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động.
Các ngành thương mại, du lịch, vận tải và XNK gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời và phù hợp, một bộ phận DN khó có thể trụ vững cho đến khi hết dịch. Khi đó, khả năng chống chọi và tận dụng các cơ hội trong điều kiện bình thường của DN có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Một hệ lụy khác kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao, sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Thảo luận chính sách về hỗ trợ các nhóm đối tượng (doanh nghiệp, người nghèo, lao động mất việc...) đã và đang diễn ra với tần suất tương đối dày. Một số biện pháp, gói hỗ trợ về tín dụng đã được phê duyệt và triển khai. Một số biện pháp, gói hỗ trợ về tài khóa, cho các đối tượng xã hội có thể sẽ được phê duyệt và thực thi trong thời gian tới. Hỗ trợ nền kinh tế nói chung và DN - người lao động - người dân là cần thiết.
Dù vậy, tư duy hỗ trợ cần bảo đảm kịp thời, tập trung và đúng liều lượng. Hiệu quả hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân sẽ giảm bớt, nếu các gói hỗ trợ chậm đi vào cuộc sống, hoặc đòi hỏi quá nhiều thủ tục, giấy tờ. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ cần bảo đảm tập trung, để vừa hỗ trợ, vừa tạo tác động lan tỏa, tránh trùng lắp. Bối cảnh lạm phát cao và tăng trưởng thấp, cũng đòi hỏi sự hỗ trợ phải ở liều lượng hợp lý, bởi hỗ trợ quá mức có thể làm tăng áp lực lạm phát và hỗ trợ quá ít thì không đủ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cần lưu ý, bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có thể còn diễn biến phức tạp - dịch bệnh chỉ là một tác nhân; do đó, các giải pháp chính sách ứng phó với tình hình cần có sự thận trọng nhằm giữ được dư địa chính sách cần thiết để vận dụng trong các kịch bản kinh tế trong tương lai. Chính ở đây, việc theo dõi thực hiện các biện pháp, gói hỗ trợ càng phải dựa trên cơ sở cân nhắc rộng hơn các kịch bản diễn biến kinh tế và tương tác giữa chính sách của các nền kinh tế chủ chốt - điều mà Việt Nam đã thực hiện hiệu quả trong những năm qua.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tư duy cụ thể hơn về các chính sách, biện pháp kinh tế thời kỳ hậu dịch Covid-19. Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng để tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho cải cách kinh tế. Cải cách nền tảng kinh tế vi mô hướng kinh tế thị trường là một yêu cầu cần thiết và vẫn cần duy trì đà thực hiện. Yêu cầu càng phải nhanh hơn để tiếp cận và tận dụng các cơ hội mới từ cách mạng công nghệ 4.0, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn...
Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu không kém quan trọng, để bảo đảm các DN còn quan tâm và còn khả năng tận dụng cơ hội từ tiến trình này. Đặc biệt, đón đầu sự dịch chuyển của chuỗi giá trị là rất cần thiết, song cần xử lý hài hòa để vừa giữ ổn định tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, vừa giảm được sự phụ thuộc vào một/một vài thị trường.
Những yêu cầu này là không mới và đã được thực hiện nhất quán trong nhiều năm qua. Vấn đề là làm sao bảo đảm được bước chuyển hài hòa, gắn với duy trì đồng thuận xã hội, từ chính sách ứng phó với đại dịch Covid-19 sang những yêu cầu cải cách căn bản.
Ổn đinh kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng, tạo thuận lợi cho cải cách kinh tế
Một số định hướng chính sách
TS. Trần Thị Hồng Minh đề xuất một số định hướng chính sách cụ thể.
Trước hết, thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, cập nhật các kịch bản điều hành kinh tế vĩ mô. Lưu tâm hơn đến đánh giá thiệt hại từ dịch Covid-19 trên nhiều phương diện để từ đó xác định chính sách và liều lượng phù hợp.
Thực thi các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 một cách quyết liệt đi đôi với củng cố niềm tin xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời, chính xác, tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân.
Thực thi các chính sách tài khóa nới lỏng có kiểm soát, đồng bộ và phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Nghiên cứu, thực hiện các chính sách, biện pháp giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (đặc biệt liên quan đến thuế, phí, giá điện, giá nước, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông…). Tăng cường kỷ luật, xử lý kỷ luật để loại bỏ chi phí không chính thức của DN.
Nghiên cứu định hướng và các giải pháp mạnh mẽ để cơ cấu lại thị trường XNK. Điều này, đòi hỏi phải có chính sách công nghiệp đủ tập trung và khả thi, tư duy lại về chuỗi giá trị, tận dụng cơ hội từ dịch chuyển chuỗi giá trị khỏi Trung Quốc, kết hợp với thực thi hiệu quả các FTA, đặc biệt là CPTPP, EVFTA.
Nghiên cứu các chính sách, giải pháp nhằm phát triển kinh tế trong giai đoạn hậu dịch Covid-19. Trong đó, có các yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng các cơ hội phát triển từ ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0, các cơ hội kinh doanh (thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn…), khai thác hiệu quả các FTA, đặc biệt CPTPP và EVFTA.
Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một cách đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo sức bật cho nền kinh tế trong năm 2020 và các năm tiếp theo, đồng thời tạo áp lực cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn công.
Tổ chức thực hiện hiệu quả, tập trung các biện pháp an sinh xã hội; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình an sinh xã hội và các biện pháp hỗ trợ để có điều chỉnh phù hợp.
Anh Minh
Tin mới
ThuDuc House lại bị cưỡng chế thuế hơn 100 tỷ đồng
Ngày 18/9, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán TDH) công bố nhận được các quyết định của Cục Thuế TP. HCM liên quan tới thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản với số tiền 91,1 tỷ đồng.
Thương hiệu Công ty CPXD & TM Minh Trường và các dự án đầu tư
Với 14 năm hoạt động, thương hiệu Công ty Minh Trường – Công ty CPXD & TM Minh Trường đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc thực hiện các sản phẩm dự án xây dựng cầu đường. Những năm gần đây, có thể xem là những năm phát triển mạnh mẽ của thương hiệu Minh Trường với nhiều dự án tại tỉnh Thái Bình.
Trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão số 3
Việt Nam luôn trân trọng sự động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm chung tay khắc phục những thiệt hại to lớn do thiên tai, bão, lũ gây ra.
Đà Nẵng sắp có phân khu đổi mới sáng tạo 3.770ha
Khu vực quy hoạch của phân khu là trung tâm đào tạo gắn với Khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm và trung tâm y tế cấp vùng.
Đà Nẵng: Ngày 20/9, học sinh đi học trở lại bình thường
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, học sinh toàn thành phố đi học trở lại bình thường vào hôm nay 20/9.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư có thể xem xét mua mới cổ phiếu với tỷ trọng thấp
Theo chuyên gia chứng khoán, hôm nay, ngày 20/9, khả năng thị trường sẽ có diễn biến rung lắc trong phiên giao dịch, nhưng tín hiệu vượt đường MA(20) sẽ có tác động hỗ trợ và giúp thị trường duy trì nhịp hồi phục.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023