Quỹ sữa vươn cao Việt Nam đem niềm vui đến trẻ em tỉnh Hưng Yên
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam vừa trao số sữa trị giá 460 triệu đồng cho gần 1.500 học sinh khó khăn ở Hưng Yên.
Ngày 24.12.2017, tại Trường Tiểu Học Nhân Hòa, Huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã tổ chức buổi lễ trao tặng sữa cho trẻ em Hưng Yên. Đây là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình trao sữa năm 2017 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Tham dự chương trình có Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bà Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên, Ông Nguyễn Văn Phóng - Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên, Bà Bùi Thị Hương – Giám Đốc Điều Hành Vinamilk cùng đại diện lãnh đạo Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, lãnh đạo các Sở Ban Ngành tại Hưng Yên.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội trao tặng sữa cho các em nhỏ tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình trao sữa năm 2017. Suốt năm qua, 1,4 triệu ly sữa trị giá 9 tỷ đồng đã được Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trao tặng cho 16.000 trẻ em nghèo cả nước.
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk trao bảng tượng trưng 70.500 ly sữa cho đại diện tỉnh Hưng Yên. Lễ trao diễn ra tại trường tiểu học Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, ngày 24/12.
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk cho biết, quỹ đã trải qua chặng đường hoạt động dài 10 năm. Đến nay, mang tổng 31,5 triệu ly sữa, tương đương gần 130 tỷ đồng đến với 400.000 trẻ em nghèo trên toàn quốc.
Ở nhiều nơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được sử dụng sữa liên tục và miễn phí trong 3 tháng. Dự án góp phần đáng kể cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Bến Tre, Nghệ An, An Giang…
Phát biểu tại buổi lễ, bà Đào Hồng Lan - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao tác động của chương trình tới tầm vóc trẻ em Việt Nam. Bà cho biết, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi đang ở mức cao, năm 2015 là 25%; 14% trẻ thiếu vitamin A, 81% thiếu kẽm... Khẩu phần ăn của trẻ hiện nay chỉ đáp ứng 60% nhu cầu canxi và 11% vitamin D khuyến nghị. Sữa là một trong những thực phẩm bổ sung vi chất mà trẻ nên sử dụng hàng ngày.
Học sinh trường tiểu học Nhân Hòa được uống sữa bổ sung vi chất
Cùng ngày, hàng nghìn học sinh trường tiểu học Nhân Hòa (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cũng được các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk thăm khám. Trẻ được đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng, kiểm tra răng miệng, tư vấn dinh dưỡng, lối sống và ăn uống. Ngoài ra, các em còn được các tình nguyện viên hướng dẫn cách chơi bóng rổ, bóng đá để rèn luyện thể lực.
Tại lễ trao sữa, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam còn trao tặng 100 suất học bổng một triệu đồng và 100 phần quà (cặp sách và đồ dùng) cho học sinh nghèo có thành tích xuất sắc. Cuối buổi lễ, hàng trăm ước mơ được các em viết ra giấy và thả lên trời cao nhằm thể hiện nghị lực vượt khó.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh khám răng miệng và tư vấn dinh dưỡng cho học sinh
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam do Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Vinamilk tổ chức từ năm 2008. Mục tiêu nhằm giúp trẻ em Việt Nam được uống sữa mỗi ngày, phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ.
Với vai trò là đơn vị tài trợ duy nhất cho chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, đại diện Công ty Vinamilk, Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành chia sẻ: “Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam là 1 trong những chương trình vì cộng đồng mà Vinamilk đã luôn tâm huyết thực hiện trong 10 năm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. “Để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày” chính là sứ mệnh mà Vinamilk luôn hướng đến và mong muốn dành tặng cho tất cả trẻ em Việt Nam. Hành trình trao sữa tuy gặp phải không ít khó khăn nhưng với ý nghĩa nhân văn của mình, chương trình luôn nhận được những sự hỗ trợ từ Lãnh đạo Đảng, nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan. Những thành quả đã đạt được sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng chương trình, để có thêm nhiều trẻ em trên khắp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Quỹ sữa, vì các em có quyền và xứng đáng được vươn cao.”
Bên cạnh Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Vinamilk cũng là đơn vị tiên phong thực hiện thực hiện chương trình Sữa học đường từ năm học 2006 tới nay với tổng ngân sách là gần 100 tỷ đồng cho chương trình, tương đương với khoảng gần 40 triệu hộp sữa cho 500.000 em học sinh mầm non, tiểu học ở các tỉnh thành như: Bắc Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu... để nâng cao tiềm năng về thể chất và trí tuệ của các em.
Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại rải dài khắp Việt Nam đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Trang trại bò sữa organic tại Đà Lạt vừa khánh thành vào tháng 03/2017 là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn Organic Châu Âu do Tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận. Theo kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017 và khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1500 - 1800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Ngoài 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.
Yến Hạnh
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường