Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.
Nhân dịp Hội nghị Điều phối vùng Đông Nam Bộ và công bố Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 ngày 5/5/2024, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những chia sẻ về ý nghĩa, vai trò cũng như một số điểm nhấn nổi bật của bản quy hoạch.
Xác định sứ mệnh mới của vùng là phát triển cao hơn, vượt bậc hơn
Bộ trưởng cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của các vùng đang có xu hướng chậm lại, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Cùng với đó, đóng góp của vùng trong GDP của cả nước đang có xu hướng giảm, trong khi các tiềm năng dư địa, lợi thế còn đang rất nhiều, chưa khai thác hết.
“Nếu chúng ta tìm và giải quyết được các điểm nghẽn, nút thắt thì sẽ khai thông, giải phóng được nguồn lực rất lớn, giống như một chiếc lò xo bị nén lại lúc này, nay được bung ra và phát triển hết sức mạnh mẽ”, Bộ trưởng nêu rõ.
Đánh giá về Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bản quy hoạch đã cụ thể hóa được Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về tầm nhìn phát triển vùng Đông Nam Bộ; đồng thời, xác định được những định hướng phát triển, không gian phát triển, động lực phát triển cho từng khu vực, từng địa phương hay từng các ngành lĩnh vực kinh tế.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật của bản quy hoạch là phát triển hệ thống hạ tầng khung kết nối một cách đồng bộ hiện đại cho cả vùng. “Đây là tiền đề phát triển vừa nhanh, vừa bền vững, vừa lâu dài cho cả đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.
Theo Bộ trưởng, nội dung của quy hoạch vùng lần này có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết.
Về đột phá, chúng ta đột phá từ tư duy, tầm nhìn cho đến tổ chức thực hiện. Về tiên phong, vùng Đông Nam Bộ phải tiên phong, đi đầu trong năng động sáng tạo; đổi mới và cải cách; hình thành các lĩnh vực dẫn dắt và đóng góp cho đất nước, cho các vùng xung quanh; khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; giáo dục-đào tạo, phát triển văn hóa, xã hội…
Về liên kết, Bộ trưởng cho rằng điều này đã trở thành xu thế tất yếu. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và trong các Nghị quyết gần đây của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết vùng. “Chúng ta phải đặt vấn đề trong một liên kết vùng chặt chẽ để có thể hỗ trợ nhau, bổ sung nhau, liên kết với nhau để có thể cùng nhau khai thác tận dụng hết các lợi thế tiềm năng của nhau và đóng góp mang lại những giá trị lớn hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng cho biết, quy hoạch lần này nhấn mạnh TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ không chỉ là một vùng động lực, một cực tăng trưởng của cả nước mà còn đặt trong thế so sánh với các nước trong khu vực, châu Á và trên thế giới, đúng tinh thần của Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Như vậy, chúng ta đã nâng tầm của quy hoạch lần này, xác định sứ mệnh mới của vùng cũng như TP Hồ Chí Minh là phải phát triển cao hơn, vượt bậc hơn và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030 xác định sứ mệnh mới của vùng cũng như TP Hồ Chí Minh là phải phát triển cao hơn, vượt bậc hơn. |
Phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho vùng
Chia sẻ cụ thể hơn về tư duy, tầm nhìn mới trong bản quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, có nhiều cách đặt vấn đề về đổi mới tư duy, nhưng ở đây, góc tiếp cận cho vùng Đông Nam Bộ là: biến cái không thể thành cái có thể, luôn luôn phải tiên phong, luôn luôn phải đi đầu, cùng phát triển và vượt lên. “Phải có tư duy như vậy mới phát triển mạnh mẽ được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, trước đây TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ luôn đi đầu cả nước về những mô hình kinh tế mới, thể chế mới, cơ chế mới, phương thức mới... Trong giai đoạn tới, cũng nên dành cho khu vực này được áp dụng những cơ chế mới thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu, từ đó sẽ có những bước phát triển rất tốt.
Lưu ý về quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trước hết là phải nâng cao nhận thức về vai trò của liên kết vùng, của quy hoạch vùng, tức là nói đến liên kết vùng thì phải thống nhất trong nhận thức, rồi mới đến hành động.
Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho vùng. “Vừa qua chúng ta đã có cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh. Bây giờ phải xem còn cơ chế chính sách gì nữa giúp chúng ta có thể thực hiện các mục tiêu đề ra, cần nghiên cứu”, Bộ trưởng cho hay.
Thông tin thêm về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù cho cả vùng Đông Nam Bộ, cũng như các vùng khác trong cả nước để có thể đề xuất những điểm phù hợp theo điều kiện đặc thù riêng, từ đó phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và phát triển.
Bộ trưởng nêu rõ, các vùng đặc biệt là Đông Nam Bộ phải có cơ chế huy động nguồn lực riêng, bởi nếu chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước thì rất khó hiện thực các mục tiêu đề ra vì nhu cầu đầu tư đang rất lớn. Chúng ta cần mạnh dạn đầu tư phát triển, khai thác được các tiềm năng, lợi thế, và tận dụng các dư địa vĩ mô còn cho phép, bảo đảm an toàn, nhưng vẫn tạo được động lực phát triển.
“Nếu chúng ta mạnh dạn đầu tư, miễn là đầu tư đúng, đầu tư hiệu quả để nền kinh tế phát triển thì tư duy này hết sức quan trọng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Một tư duy nữa, theo Bộ trưởng, là cần phải tập trung vào phát triển để duy trì sự ổn định chứ không phải tập trung vào ổn định để phát triển. Để bản quy hoạch phát huy giá trị, chúng ta phải quyết tâm tổ chức thực hiện nhanh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn thì sẽ đạt được những mục tiêu và mong muốn đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để có thể hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. |
Liên kết vùng là xu thế tất yếu
Về vấn đề liên kết vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, liên kết vùng có nhiều nội dung như liên kết hạ tầng, liên kết xã hội, liên kết về biến đổi khí hậu, liên kết về đào tạo, nguồn nhân lực. Tất cả những điều đó cần phải có tính kết nối, hỗ trợ, bổ sung cho nhau thì sẽ giúp tận dụng khai thác được cơ hội, thế mạnh của từng vùng, địa phương hơn.
Bộ trưởng nêu ví dụ, Cảng hàng không Long Thành nếu hoàn thành sẽ hướng tới là trung tâm trung chuyển của khu vực và thế giới. Chúng ta cũng sẽ hình thành được một nền hậu cần bảo dưỡng, sửa chữa, một nền kinh tế xoay quanh cảng hàng không đó.
Khi đó, chúng ta nhìn nhận nó không chỉ là một sân bay chở khách đi, khách đến mà còn hình thành một nền kinh tế xoay quanh nó để phục vụ cho hoạt động khai thác xuất nhập khẩu trong nước, nhưng đồng thời cũng có thể trở thành cảng trung chuyển trong tuyến đường vận chuyển quốc tế, đặt trong mối liên kết với các cảng khác như Cái Mép-Thị Vải…
Ngoài ra, việc hình thành các vành đai xoay quanh Vành đai 3 và 4, hay các hành lang kinh tế như TP Hồ Chí Minh-Biên Hoà -Vũng Tàu, các tuyến từ Sài Gòn xuống Cần Thơ, Cà Mau sẽ liên kết các tỉnh, các vùng chung quanh để cùng nhau phát triển.
Về trách nhiệm của các địa phương trong triển khai thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương phải nhận thức được việc liên kết vùng là xu thế tất yếu, liên kết với nhau để cùng nhau phát triển; đồng thời, phải tham gia tích cực, hiệu quả trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng.
“Những vấn đề lớn của vùng sẽ được thảo luận ở Hội đồng Điều phối vùng. Các địa phương cần tham gia tích cực, có những vấn đề từng địa phương không thể tự giải quyết được thì Hội đồng Điều phối vùng sẽ giải quyết, cao hơn nữa là các cấp có thẩm quyền nhưng phải thông qua Hội đồng Điều phối vùng”, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Báo Nhân Dân
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023