Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng phải phát huy, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, nổi trội
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò đặc biệt, đóng góp trên 50% GDP của cả nước, do đó quy hoạch phải phát huy, khai thác tối đa tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng.
Chiều 07/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ hai - Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng với chủ đề quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 05 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
Cùng tham dự hội nghị có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; các thành viên Hội đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng được lập trong bối cảnh Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đặc biệt, hiện nay đã có 108/111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch đã hoàn thành việc lập, trình thẩm định, phê duyệt; trong đó có 19 quy hoạch cấp quốc gia, 1 quy hoạch vùng và 32 quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp "mở đường", chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng; trong đó chú trọng giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững. Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất kế hoạch đầu từ công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học. Bộ trưởng nhấn mạnh, phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng phải trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế nổi trội của cả vùng, cũng như từng địa phương trong vùng để trở thành vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước; đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát biểu biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Quy hoạch vùng; các ý kiến trách nhiệm, tâm huyết và đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp phù hợp, sát với thực tiễn và khả thi.
Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12/2023.
Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng nêu rõ, cùng với vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò đặc biệt, đóng góp trên 50% GDP của cả nước, do đó quy hoạch phải phát huy, khai thác tối đa tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng.
Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy phải đột phá, tầm nhìn phải chiến lược và có tính ổn định, lâu dài; tích hợp, kết nối quy hoạch của các địa phương với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia.
Thủ tướng phân tích, chỉ rõ thêm một số đặc điểm nổi bật của vùng cần nhấn mạnh thêm trong Quy hoạch để khai thác, phát huy mạnh mẽ. Thứ nhất, vùng có Hà Nội nghìn văn năm hiến, anh hùng, nền văn minh lúa nước.
Thứ hai, vùng có lợi thế là cửa ngõ kết nối Trung Quốc-ASEAN bằng cả đường bộ và đường biển, trong đó con đường qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) là đường kết nối ngắn nhất (khoảng 500km) giữa Vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng kinh tế phát triển năng động nhất Trung Quốc. So với các vùng khác trên cả nước, Đồng bằng sông Hồng cũng gần khu vực Đông Bắc Á nhất. Do đó, phải xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh về phát triển kinh tế.
Thứ ba, truyền thống văn hóa, lịch sử, tâm linh với các di sản rất phong phú. Thủ tướng lấy ví dụ, toàn bộ các di tích lịch sử-văn hóa gắn với nhà Trần đều ở nơi đây.
Thứ tư, vùng có các dòng sông là nguồn tài nguyên quý giá song đang bị ảnh hưởng mạnh.
Thứ năm, vùng có địa hình, phong cảnh của khu vực rất đa dạng, đầy đủ rừng núi sông biển… để phát triển đa dạng các lĩnh vực.
"Đi đối với tiềm năng, lợi thế, cơ hội này là những chương trình, dự án cụ thể và các cơ chế, chính sách phù hợp", Thủ tướng nhấn mạnh.
Về vấn đề nguồn lực, Thủ tướng cho rằng, phải lấy nguồn lực bên trong (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử- văn hóa, với cơ chế, chính sách phù hợp) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài (FDI, vốn vay, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, tham khảo kinh nghiệm, thể chế của quốc tế) là quan trọng và đột phá.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ hơn những động lực tăng trưởng mới, như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi năng lượng mới, phát triển ngành công nghiệp tái tạo (nắng, gió, Hydrogen); phát triển hệ sinh thái để phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát huy văn minh lúa nước; phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có thể nghiên cứu triển khai lấn biển để tạo không gian phát triển, quỹ đất mới.
Thủ tướng nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới, cùng với liên kết các vùng, liên kết với cả nước và liên kết quốc tế. Do đó, cần phát huy tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, không địa phương nào làm thay địa phương nào, nhưng không thể không liên kết, đặc biệt là liên kết giao thông.
Về hàng không, Thủ tướng cho rằng khu vực phía bắc đồng bằng đã có 03 sân bay gồm: Nội Bài (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng.
PV (t/h)
Tin mới
Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD
Nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm ngoái.
Vingroup đăng ký thực hiện dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại huyện Đông Anh
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện Dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.
Tái thiết Làng Nủ, sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ
Sau khi nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, UBND tỉnh Lào Cai đã chốt phương án xây dựng khu tái định cư cho người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Thiếu quan sát khi điều khiển xe ô tô khiến một học sinh tử vong tại sân trường
Trong lúc lùi xe bán tải, một phụ huynh học sinh Trường Tiểu học -Trung học Cơ sở Bùi Thị Xuân, xã Ea Sin, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk va chạm khiến một sinh lớp 2 tử vong tại chỗ.
Hà Tĩnh tiếp nhận gần 31,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bão lũ
Thông tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, tính đến sáng ngày 16/9, Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận gần 31,5 tỷ đồng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh do bão lũ gây ra.
Tiêu hủy 302 bình ắc quy xe đạp điện không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An vừa có thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm 302 bình ắc quy, pin dùng cho xe đạp điện và xe máy điện, nhãn hiệu 6-DZF-14, CANLONG 6-FD-30, 6-DM-30, do Trung Quốc sản xuất, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới