Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp

Sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Sau phần thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh quochoi.vn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh quochoi.vn.

Quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam cho biết, về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, khoản 2 Điều 30 quy định: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng thấp nhất do Chính phủ công bố và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất quy định tại điểm e, khoản 1, Điều này.

Đại biểu nhận định, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp, đồng thời đề nghị nội dung này giữ nguyên quy định như tại khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, vì chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là dành cho người lao động tự do, tự tạo việc làm, nông dân tham gia. Nếu mức đóng bảo hiểm hàng năm tăng sẽ gây khó khăn cho người dân muốn tham gia hệ thống an sinh xã hội 

Đại biểu đề nghị viết lại khoản 2 Điều 30 như sau: Người lao động quy định tại khoản 4, Điều 3 của Luật này lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ quy định mức trần tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như tự nguyện quy định tại điểm e khoản 1 cũng như khoản 2, Điều 30, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu/tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. 

Theo Đại biểu, nên bỏ quy định mức trần này, vì người lao động đóng nhiều thì hưởng nhiều, vừa có lợi cho Quỹ Bảo hiểm xã hội, vừa có lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm, vừa phù hợp với nguyên tắc bảo hiểm xã hội, mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng.

Có cách tiếp cận từng bước để hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần

Quan tâm đến bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh phân tích: Chính sách giảm rút bảo hiểm xã hội một lần nhằm đảm bảo quyền an sinh xã hội trong tương lai của người lao động khi về già nên tránh tác động tiêu cực đến quyền an sinh xã hội trước mắt của người lao động. Chính sách điều chỉnh rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ khả thi hơn nếu thực hiện dần từng bước kết hợp giữa việc giảm bớt quyền lợi hưởng và khuyến khích tiếp tục ở lại hệ thống bằng các quyền lợi ưu tiên khác. Do đó những nỗ lực giảm tình trạng rút bảo hiểm xã một lần nên đi kèm với việc cung cấp thêm các chế độ trợ cấp ngắn hạn.

Ảnh quochoi.vn
Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: Có cách tiếp cận từng bước để hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.Ảnh quochoi.vn

Đại biểu Thạch Phước Bình nhấn mạnh, rút kinh nghiệm khi triển khai Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nỗ lực hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần trước đây không được sự đồng thuận của toàn bộ người lao động. Điều này có thể do tốc độ và mức độ điều chỉnh chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần chưa phù hợp; hoặc một phần do mức độ tin cậy thấp vào hệ thống, đặc biệt là thiếu các hình thức hỗ trợ thay thế thu nhập. 

Từ đó, đại biểu đề nghị cần quan tâm các chính sách cụ thể để giải quyết việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo hướng: Về giảm quyền lợi rút bảo hiểm xã hội một lần, cần thực hiện kết hợp giữa giảm một phần tiền được rút bảo hiểm xã hội một lần như Phương án 2 hiện nay và tăng dần thời gian chờ để được rút bảo khi rút bảo hiểm xã hội một lần.

Về tăng quyền lợi khác, phần lớn người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần đều là người trẻ, chưa có tích lũy, đang trong giai đoạn nuôi con nên có thể cung cấp quyền lợi về trẻ em – đang là chế độ an sinh xã hội duy nhất còn thiếu trọng Luật Bảo hiểm xã hội, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội.

Để người lao động có thêm cân nhắc không rút bảo hiểm xã hội một lần, một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là phải thực hiện cách tiếp cận từng bước hướng đến hạn chế dần các động cơ rút bảo hiểm xã một lần, nhưng cũng không tạo ra sự thay đổi đột ngột trong chính sách. Cách tiếp cận từng bước này sẽ giúp tránh nguy cơ tạo ra làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần hàng loạt vào năm trước khi luật và các chính sách liên quan có hiệu lực….

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nôngchia sẻ trước những băn khoăn của các đại biểu về các phương án về bảo hiểm xã hội một lần và phản ứng của người dân. Tuy nhiên, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng bảo hiểm xã hội là chỗ dựa rất cơ bản của người lao động khi tuổi cao, sức yếu và không thể làm ra của cải vật chất để nuôi mình.

Thực tế hoàn cảnh của mỗi gia đình là khác nhau, không phải ai cũng có chỗ dựa vững chắc và người thân, gia đình khi về già. Vì thế, Nhà nước cần có một giải pháp để đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí là quy định bắt buộc để người lao động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa khi tuổi già của mình và không để là một gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Đại biểu Dương Khắc Mai phân tích, ở đây phải tác động mạnh bằng chính sách, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, tạo niềm tin vững chắc cho người lao động. Do đó, đại biểu nhất trí với đề xuất của đại biểu Tô Văn Tám và đại biểu Phạm Văn Hòa về việc được rút phần do người lao động đóng, phần do người sử dụng lao động đóng thì giữ lại sau này cho người lao động để hưởng lương hưu.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Kiên Giang: Thu giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom không thuộc sở hữu
Kiên Giang: Thu giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom không thuộc sở hữu

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 140 chai LPG (loại 12kg), nhãn hiệu DUY PHAT tại địa bàn huyện Tân Hiệp.

Vĩnh Phúc: Phát hiện, xử phạt cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu trên nền tảng TMĐT
Vĩnh Phúc: Phát hiện, xử phạt cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu trên nền tảng TMĐT

Thực hiện triển khai nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thương mại điện tử, qua công tác thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện, xác minh thông tin đối với cơ sở kinh doanh điện thoại di động sử dụng hình thức thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian
Đưa nguồn hàng lên kệ siêu thị, mở rộng phân phối, tiết giảm chi phí trung gian

Chiều ngày 17/9, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Festival Huế 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành năm 2024”.

Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 cho các tỉnh bão lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng

Ban Vận động cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí đợt 1 để hỗ trợ đồng các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra với số tiền 27,5 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ số tiền các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quyên góp ủng hộ gửi về Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.

Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Gia Lai: Cục QLTT tỉnh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa diễn ra Lễ phát động Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 33.000.000 đồng cùng hơn 500 đơn vị sản phẩm hỗ đã được Cục QLTT Gia Lai chuyển đến cơ quan chức năng, góp phần hỗ trợ đồng bào miền Bắc…

Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ
Lào Cai: Phát sóng điện thoại cho 100% các xã sau mưa lũ

Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ ngày 7 - 16/9/2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng; ước thiệt hại sơ bộ trên 3.235 tỷ đồng.