Quy định nhãn hàng hóa, chống gian lận xuất xứ
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa nhằm khắc phục những bất cập về ghi nhãn, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo đó, tại dự thảo nghị định này đã bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh gồm cả hàng hóa xuất khẩu. Nội dung quy định cụ thể đối với nhãn hàng hóa xuất khẩu được giới hạn ở phạm vi ghi xuất xứ hàng hóa để phòng chống gian lận thương mại, các nội dung khác ghi theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Ngoài ra, tại dự thảo nghị định, đã quy định rõ về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cho phép trường hợp hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc không phù hợp thì được ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định. Tuy nhiên, quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung ghi nhãn bắt buộc đối với hàng nhập khẩu đã quy định rõ những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn gốc và quy định rõ chỉ những nội dung bắt buộc theo tính chất hàng hóa còn thiếu hoặc chưa thể hiện bằng tiếng Việt được ghi nhãn phụ để bổ sung. Theo đó, khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn bằng tiếng Việt khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định đã sửa đổi, bổ sung Điều 10 về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa. Cụ thể: Đối với hàng hóa lưu thông trong nước, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt, gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Dự thảo nghị định cũng quy định rõ hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo pháp luật của nước nhập khẩu. Đồng thời quy định rõ ràng các nội dung bắt buộc đối với 3 loại hàng hóa: hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.
Trong đó, với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc trên nhãn gốc phải thể hiện các nội dung: tên hàng hóa, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài; xuất xứ hàng hóa hoặc nơi hàng hóa được hoàn thiện cuối cùng. Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa không thể hiện xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa thì bắt buộc phải thể hiện nội dung này trong hồ sơ nhập khẩu kèm theo hàng hóa.
Với hàng hóa xuất khẩu được ghi nhãn theo pháp luật của nước nhập khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo xuất xứ được xác định đúng theo các quy tắc xuất xứ hàng hóa và quy định tại nghị định này. Bộ KH&CN cho rằng, quy định này vừa đảm bảo chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhất là tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, vừa tránh gây rào cản thương mại cho doanh nghiệp. Việc thể hiện xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất khẩu trong quy định mang tính tự nguyện. Nếu thể hiện thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa.
H.M
Tin mới
Việt Nam là nhà cung cấp gạo lớn thứ hai cho Indonesia
Theo số liệu mới do Cơ quan BPS công bố, từ tháng 1 đến tháng 8/2024, Indonesia đã nhập khẩu 3,05 triệu tấn gạo trị giá 1,91 tỷ USD. Con số này tăng hơn 121% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 1,5% vào tổng lượng nhập khẩu phi dầu khí của Indonesia.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi, nhằm cơ bản hoàn tất bao phủ cho trên 95% dân số cảm nhiễm trong tháng Chín để kiểm soát dịch bệnh.
Kon Tum: Không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp vừa ký ban hành Văn bản số 3320/UBND-NNTN, yêu cầu các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý...
Vissan chung tay đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Hướng về đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi), Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) tổ chức Lễ phát động chương trình “Chung tay đóng góp hỗ trợ người dân miền Bắc”. Với tinh thần đoàn kết và sẻ chia, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Vissan đã đồng lòng đóng góp 1 ngày lương, ủng hộ tổng số tiền bao gồm cả hiện vật và hiện kim trị giá gần 500 triệu đồng.
Bỏ qua “check var”, TPBank giúp bạn chống chuyển nhầm số tiền cực xịn
ChatPay vốn đã đưa giao dịch chuyển tiền lên một nấc thang trải nghiệm mới ưu việt hơn mang đậm tính cá nhân hóa của TPBank, nay với hàng loạt cải tiến mới, khách hàng sẽ còn được trải nghiệm giao dịch nhanh - tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay” - dán thông tin chuyển tiền để thực hiện giao dịch thay vì phải nhập tay như trước đây.
Khẩn trương kiểm định lại chất lượng nhà chung cư cũ
Sau bão số 3, nhiều chung cư cũ trên địa bàn thành phố xuống cấp nghiêm trọng, nếu căn cứ kết quả kiểm định chất lượng trước đó đã lâu để chỉ đạo xử lý theo quy định sẽ không phù hợp, sát thực tế. Do đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Xây dựng tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá và tổ chức kiểm định lại theo trình tự khẩn cấp các chung cư cũ, hoàn thành ngay trong tháng 9/2024.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9