Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy định mới về quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị và Ban Bí thư

Ngày 4/1/2024, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 139-QĐ/TW ban hành Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 173-QĐ/TW, ngày 08/7/2008 của Bộ Chính trị khóa X ban hành Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Theo đó, Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị và Ban Bí thư gồm 3 bước là: Bước chuẩn bị; bước tiến hành và bước kết thúc.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định, kế hoạch, phân công nhân sự làm trưởng đoàn kiểm tra

Trước tiên, đối với "Bước chuẩn bị", Bộ Chính trị quy định thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất, về thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra:

Ủy ban Kiểm tra Trung ương căn cứ chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm; chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề cương báo cáo kết quả tự kiểm tra của đối tượng kiểm tra (khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kế hoạch kiểm tra thì kèm đề cương báo cáo).

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra. Căn cứ tính chất, nội dung kiểm tra quyết định thành phần, số lượng thành viên đoàn kiểm tra. Phân công Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư làm trưởng đoàn kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian tiến hành...

Thời gian kiểm tra không quá 180 ngày, trường hợp cần thiết có thể quyết định gia hạn thời gian nhưng không quá 60 ngày.

Thứ hai, Đoàn kiểm tra dự kiến lịch làm việc của đoàn, nội quy hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.

Thứ ba, Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết phục vụ đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp kết quả kiểm tra của các đoàn

Hai là, "Bước tiến hành", thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất, Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên (nếu đối tượng kiểm tra là đảng viên); yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Thứ hai, Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư (qua đoàn kiểm tra).

Thứ ba, Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh. Theo đó, Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra, hồ sơ, tài liệu; làm việc với đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Yêu cầu đối tượng kiểm tra bổ sung, giải trình bằng văn bản những nội dung cần làm rõ (nếu có).

Khi cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Sau đó, Đoàn kiểm tra dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

Thứ tư, tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc quản lý trực tiếp đảng viên được kiểm tra chủ trì và ghi biên bản hội nghị).

Thành phần dự hội nghị gồm: Đoàn kiểm tra; tập thể lãnh đạo có thẩm quyền của tổ chức được kiểm tra hoặc đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên đó (trưởng đoàn kiểm tra căn cứ nội dung, đối tượng kiểm tra để quyết định tổ chức đảng chủ trì tổ chức hội nghị, thành phần tham dự).

Nội dung hội nghị là: Đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).

Thứ năm, Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra trình Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương).

Thứ sáu, Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp kết quả kiểm tra của các đoàn, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng gửi dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đến các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư theo Quy chế làm việc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra

Thứ ba, "Bước kết thúc" tiến hành theo trình tự như sau:

Thứ nhất, Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận.

Thành phần hội nghị gồm: Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư, đại diện đoàn kiểm tra; đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của Đảng và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.

Nội dung hội nghị gồm: Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của các đoàn, ý kiến của đối tượng kiểm tra và các đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan; hội nghị thảo luận, kết luận.

Trường hợp kết luận đối tượng kiểm tra vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật và tự giác kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật thì Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp đối tượng kiểm tra chưa tự giác, không nhận trách nhiệm thì tiến hành kiểm tra hoặc chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng thông báo kết luận kiểm tra trình Thường trực Ban Bí thư ký, ban hành.

Thứ hai, đại diện Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư thông báo hoặc ủy quyền cho đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Thứ ba, Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao cho Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ theo quy định.

Thứ tư, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư./.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Xuất cấp gạo dự trữ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3
Xuất cấp gạo dự trữ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3

Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa ban hành quyết định xuất cấp gạo dự trữ cho các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3.

Bắc Ninh: Khen thưởng đột xuất tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xử lý sự cố sạt trượt đê và phòng cháy, chữa cháy
Bắc Ninh: Khen thưởng đột xuất tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xử lý sự cố sạt trượt đê và phòng cháy, chữa cháy

Sáng 10/9, tại phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 9/2024, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương và khen thưởng đột xuất 3 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác xử lý sự cố sạt trượt đê và công tác phòng cháy, chữa cháy.

Lạng Sơn thông quan 1.427 xe hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngày 9/9
Lạng Sơn thông quan 1.427 xe hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngày 9/9

Ngày 10/9, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, tại các cửa khẩu trên địa bàn tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan trong ngày 9/9 là 1.427 xe.

Giáo viên chuyển làm công chức xã, xếp lương thế nào?
Giáo viên chuyển làm công chức xã, xếp lương thế nào?

Bà Phương Thanh Loan (Lạng Sơn) là giáo viên biên chế tại trường THCS từ năm 2000 đến tháng 7/2012. Trong thời gian làm giáo viên, bà được cử đi học đại học Luật. Năm 2012, UBND huyện có nhu cầu tuyển dụng công chức Tư pháp – Hộ tịch, bà Loan đã xin chuyển ngành sang lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch tại huyện.

TP. HCM: Thắt chặt việc giám sát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường
TP. HCM: Thắt chặt việc giám sát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội và UBND TP. HCM về việc trả lời ý kiến của cử tri - đề nghị tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường, xả nước thải xuống kênh rạch, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân...

Thủ tướng khẳng định: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Thủ tướng khẳng định: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, tinh thần là đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong lúc này để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả; không để ai bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, người bệnh phải được chữa bệnh.