Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Những “điểm đen” trong thị trường hàng hoá ở thành phố vùng biên

Là một thành phố nằm ở miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, những năm vừa qua thành phố Móng Cái đã nhanh vươn mình trở thành địa phương có sức bật mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường hàng hoá trên địa bàn thành phố vùng biên này vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cũng như lực lượng chức năng nơi đây.

LTS: Năm 2023, với chủ đề công tác “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; chất lượng dịch vụ, thương mại, logistic và đời sống Nhân dân”, chính quyền thành phố Móng Cái đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu quan trong đã đạt, thậm chí vượt kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý, trong năm 2023, Móng Cái đã hoàn thành thu ngân sách Nhà nước đạt cao nhất từ trước đến nay với tổng thu ước đạt 4.880 tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ (trong đó thu nội địa ước đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 45,6%).

Bên cạnh đó, tận dụng hiệu quả kết nối của tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam (từ Lào Cai - Móng Cái) để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển chiều sâu các ngành kinh tế có lợi thế. Khách du lịch đến Móng Cái ước đạt trên 2,5 triệu lượt người, tăng 130% so với cùng kỳ, tăng trên 90% kế hoạch tỉnh giao.

Trong năm 2023, Móng Cái cũng thu hút 01 dự án dệt nhuộm vào khu công nghiệp Hải Yên (Công ty TNHH Dệt nhuộm Khánh Nghiệp Việt Nam) vốn đầu tư 12 triệu USD. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, ở địa phương này đang tồn tại những vấn đề bất cập về thị trường hàng hoá tiêu dùng.

Mặc dù vậy, thị trường hàng hoá tại thành phố vùng biên tỉnh Quảng Ninh vẫn tồn tại nhiều bất cập, cần được sự vào cuộc sát sao của cơ quan quản lý Nhà nước.

Với mong muốn “thanh lọc” thị trường, để người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề, nhu cầu mua sắm hàng hoá, thực phẩm thiết yếu của người dân cả nước tăng cao thì câu chuyện về chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người lại càng phải được các cơ quan chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ. Qua tuyến bài này, Thương hiệu và Công luận mong rằng sẽ đóng góp một phần tiếng nói vào công cuộc làm trong sạch thị trường hàng hoá trên địa bàn thành phố Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Bài 1: Trung tâm thời trang 61 Center bày bán hàng không rõ xuất xứ, nghi vấn hàng giả?

Toạ lạc ở con phố Trần Phú, trung tâm thời trang 61 Center nằm giữa trung tâm thành phố Móng Cái chuyên kinh doanh quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện. Những tưởng với quy mô rộng lớn như vậy thì việc tuân thủ pháp luật về kinh doanh hàng hoá ở đây sẽ được thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, tuy nhiên, các vi phạm về kinh doanh hàng hoá vẫn tồn tại ở nơi đây.

Từ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trắng tem phụ…

Trung tâm thời trang 61 Center được hình thành bởi toà nhà 4 tầng. Ở mỗi tầng đều được chia thành các gian hàng khác nhau như: Quần áo nam, quần áo nữ, quần áo trẻ em, giày dép, túi xách, phụ kiện,… Thế nhưng điểm chung của các gian hàng này là các sản phẩm đều mang toàn tiếng nước ngoài, “trắng” thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thậm chí nhiều mặt hàng có dấu hiệu giả nhãn hiệu.

Hàng hoá toàn chữ nước ngoài, không team, nhãn phụ ngập tràn các gian hàng tại trung tâm thời trang 61 Center
Hàng hoá toàn chữ nước ngoài, không tem, nhãn phụ tiếng Việt tại các gian hàng tại trung tâm thời trang 61 Center.

Phóng viên nhận thấy tại đây xuất hiện nhiều loại mặt hàng quần áo, giày, dép từ thương hiệu nước ngoài như: Beisilei, Vedendano, WBXG Shoes, MIBASHA, Jinluoxi,… nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt hay bất cứ thông tin về xuất xứ sản phẩm.

Theo Điều 1, khoản 1 thuộc Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, giày dép không thuộc phạm vi không phải ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mặt khác, Điều 10 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cũng quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu, tem nhãn buộc phải có những thông tin như sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tới những hàng hoá nhái thương hiệu?

Khảo sát tại gian hàng kinh doanh quần áo, các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Gucci,… chỉ toàn chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt đều được bày bán công khai với giá vài trăm nghìn.

Các sản phẩm quần áo thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Louis Vuiton, Prada,... được bán với giá vài trăm nghìn.
Các sản phẩm quần áo thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Louis Vuitton, Prada,... được bán với giá vài trăm nghìn.

Còn tại gian hàng kinh doanh giày dép, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như: LOUIS VUITTON, DOLCE & GABBANA, DIOR,… không tem nhãn phụ, chỉ toàn tiếng nước ngoài được bày bán trên kệ hàng với giá chỉ vài trăm nghìn tới 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ

Đôi giày mang nhãn hiệu LOUIS VUITTON này được bày bán với giá 2.800.000 VNĐ nhưng theo tìm hiểu của phóng viên thì đôi giày này với hàng chính hãng có giá lên đến hơn 30.000.000 VNĐ

Hàng giả thương hiệu từ quần áo, đến giày dép được ngang nhiên bán tại 61 Center giữa lòng thành phố vùng biên?
Hàng giả thương hiệu từ quần áo, đến giày dép được bán tại 61 Center giữa lòng thành phố vùng biên?

Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung tại Nghị định này cũng quy định:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này; Khoản 4 cũng đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả.

Với nhiều sai phạm như vậy, tại sao 61 Center vẫn có thể hoạt động bình thường mà không có sự giám sát nào của cơ quan chức năng? Liệu Đội Quản lý Thị trường thành phố Móng Cái, Ban chỉ đạo 389 thành phố Móng Cái đã đủ sát sao trong việc thanh tra, kiểm tra, khi vẫn tồn tại địa điểm buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc như 61 Center trên địa bàn mình quản lý? Đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan liên quan xác minh, đồng thời xử lý dứt điểm, nghiêm minh những hành vi sai phạm liên quan đến hàng hóa để đảm bảo sự minh bạch của thị trường hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng.

Khánh Quyên

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh
Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh

Qua kiểm tra thực tế chùa Phật Bửu phát hiện tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ sơ sinh. Trong đó, có 16 trẻ sơ sinh trai và 8 bé gái.

Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc

Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.

Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước

Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.

Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.

Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm
Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm

UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.