Quảng Ninh nâng cao đời sống nông dân theo tiêu chí “hạnh phúc”
Tỉnh Quảng Ninh xác định mục tiêu cao nhất trong xây dựng nông thôn mới là nâng toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn theo tiêu chí của “hạnh phúc”.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
Tỉnh xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh và các địa phương. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống cư dân nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Tỉnh xác định chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới chính là người nông dân. Nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn theo tiêu chí “hạnh phúc” chính là mục tiêu cao nhất của chương trình. Nông dân và cư dân nông thôn ngày càng có trình độ cao, đời sống vật chất và tinh thần tốt, từ đó làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp.
Nông dân Quảng Ninh phát triển toàn diện, văn minh, yêu nước, đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, có ý chí, khát vọng; có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, có trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật; được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, được tiếp cận các dịch vụ của đô thị.
Tăng trưởng xanh, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu chính là mô hình phát triển của nông nghiệp tỉnh. Từ đó hướng đến phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững và hiệu quả. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Quảng Ninh; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương tiếp tục được khai thác tối đa. Vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh được tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Mục tiêu tỉnh đặt ra là có 5/7 huyện (71,4% huyện trên địa bàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 03 huyện so với năm 2022 là Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà). Tỉnh phấn đấu có 58/98 xã (tương đương 59,1% số xã trên địa bàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 04 xã so với năm 2022), 32/98 xã (tương đương 32,6% số xã trên địa bản) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 06 xã so với năm 2022). Với cấp thôn, tỉnh phấn đấu có 367/458 thôn (tương đương 80% số thôn trên toàn tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là với các xã khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Về thu nhập bình quân của người dân, tỉnh phấn đấu thu nhập người dân nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020. Năm 2020, số liệu từ Cục Thống kê Quảng Ninh cho thấy thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 46,1 triệu đồng/ người.
Tỉnh đưa ra các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra: Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với đô thị hóa thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; Nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu qua việc triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP.
Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững cũng được tỉnh Quảng Ninh tập trung quan tâm, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình…cũng được chú trọng ưu tiên.
Hồng Nhung (t/h)
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới