Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng
Cục QLTT Vĩnh Phúc tiếp tục bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc, Tổng cục Quản lý thị trường về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Thị trường giá cả hàng hoá, dịch vụ trong tháng 10/2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung ổn định; Lưu thông hàng hóa được đảm bảo thông suốt. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra hiện tượng khan hàng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đưa tin thất thiệt, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp đầy đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên được tăng cường, các hành vi vi phạm được ngăn chặn và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Các chính sách phúc lợi và an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Mặc dù vậy, hoạt động buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng vi phạm về xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xảy ra nhưng không lớn, dưới hình thức nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, phương thức thủ đoạn gian lận thương mại của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn, có những biểu hiện che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Dùng nhiều thủ đoạn để đối phó, gây khó khăn cho lực lượng chức năng như: Vận chuyển hàng nhập lậu với số lượng nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải nhỏ; cất dấu hàng hóa nhập lậu lẫn với hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, quay vòng hóa đơn, chứng từ để vận chuyển hàng nhập lậu; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để bán hàng hóa nhập lậu, bên cạnh đó, các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường cao tốc nên việc kiểm tra, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất thường sử dụng nguồn nguyên liệu có giá thành, chấp lượng thấp, trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc để sản xuất hàng hoá sau đó dán nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu để bán ra thị trường.
Gian lận thương mại chủ yếu là hàng hóa không thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; không thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định; không niêm yết giá hàng hóa; kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng, ...
Kết quả trong tháng 10 năm 2022, lực lượng QLTT Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra 105 vụ và xử lý 16 vụ; Tổng số tiền xử phạt và nộp NSNN: 68.000.000 đồng. Trị giá hàng tiêu huỷ trong kỳ: 35.480.000 đồng. Trong đó: Vi phạm về hàng giả và xâm phạm quyền SHTT (buôn bán, trưng bày để bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu): 04 hành vi, phạt tiền 44.000.000 đồng. Vi phạm trong lĩnh vực giá, đầu cơ găm hàng (không thực hiện niêm yết giá): 11 hành vi, phạt tiền: 9.000.000 đồng. Vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh: 01 hành vi, phạt tiền: 15.000.000 đồng.
Cũng trong tháng 10/2022, lực lượng QLTT đã vận động 105 cơ sở ký cam kết không kinh doanh hàng hoá nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả...
Tháng 11/2022, Cục QLTT Vĩnh Phúc tiếp tục bám sát chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc, Tổng cục Quản lý thị trường về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cục Quản lý thị trường tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; về Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; về đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; đồng thời thực hiện nghiêm túc Kế hoạch Kiểm tra định kỳ năm 2022 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc và Kế hoạch kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ năm 2022.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các đội Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông nâng cáo chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận trong kinh doanh; tích cực phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh để xử lý; tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai đồng bộ, kịp thời các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình để phát hiện các thủ đoạn, phương thức trong kinh doanh, vận chuyển hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại nhằm kịp thời phát hiên, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đức Nam
Tin mới
Chuyên gia đánh giá hoạt động thu hút FDI trong mối quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc
FDI Markets đưa ra dữ liệu cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất đổ vào ASEAN hiện tại đã nhiều hơn vào Trung Quốc và cho rằng, đây có thể coi là minh chứng cho quan điểm “ASEAN được nghĩa là Trung Quốc mất”.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức tiếp tục nhận thông báo cưỡng chế 91 tỷ đồng tiền thuế
Ngày 18/9, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (mã chứng khoán TDH) nhận được Quyết định của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
VN-Index vượt mốc 1.270 điểm, thị trường tăng phiên thứ ba liên tiếp
Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức thấp, nhưng nhờ lực cầu ở một số mã trụ như SSI, FPT, VHM, MWG, nên chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ ba liên tiếp, vượt 1.270 điểm.
Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài
Số hàng hóa trên sẽ đến sân bay Nội Bài bằng chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga vào ngày 20/9.
4 hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ
Vào 14h ngày 19/9, Công ty CP Thủy điện Thác Bà đã đóng 2 cửa xả mặt, cũng là 2 cửa xả cuối cùng của doanh nghiệp này được vận hành trong đợt mưa lũ do bão số 3 vừa qua.
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9