Quản lý hộ tịch: Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ
Tình trạng đăng ký chưa kịp thời, chưa đầy đủ, dữ liệu hộ tịch bị phát tán... vẫn còn là những điểm cần khắc phục trong công tác hộ tịch.
Quyền lợi cho trẻ em được đảm bảo
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã từng bước hoàn thiện và triển khai mở rộng phạm vi áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, trong đó có phân hệ phần mềm đăng ký khai sinh (ĐKKS) – kết nối cấp số định danh cá nhân cho trẻ em.
Đến nay, phần mềm ĐKKS được mở rộng và triển khai tại 18 tỉnh, TP; triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch tại 16 tỉnh, TP; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch cho 8 tỉnh.
Cùng với đó, Bộ Tư pháp đã chủ động lồng ghép hoạt động kiểm tra, đánh giá tình hình, kết hợp hướng dẫn, xử lý vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện Luật Hộ tịch cùng với hoạt động khảo sát, đánh giá, hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024.
Hà Nội đang xây dựng kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch (Ảnh minh họa)
Theo đánh giá của đại diện Bộ Tư pháp, việc giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch bảo đảm quyền của trẻ em là “con lai” còn phát sinh nhiều vướng mắc, thông tin quốc tịch của trẻ chưa chính xác, thông tin về nhân thân của trẻ, cha mẹ trẻ, nơi sinh và việc nhập cảnh của trẻ không hợp lý, thông tin thống kê về trẻ trong cơ sở dữ liệu (CSDL) không khớp với số liệu địa phương báo cáo. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp, phân loại nhóm trẻ và đưa ra đề xuất giải quyết với từng nhóm.
Để khắc phục kịp thời các tồn tại trên, đại diện Bộ Tư pháp cho biết tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án CSDL hộ tịch toàn quốc, hoàn thiện phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch dùng chung, mở rộng phạm vi áp dụng; tăng cường khảo sát, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt tại cấp huyện và cấp xã.
Ngoài ra, hoàn thiện CSDL về “con lai” theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng để địa phương chủ động cập nhật thông tin, đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm giải quyết việc xác định quốc tịch, ĐKKS, bảo đảm quyền lợi cho trẻ em.
Số hóa dữ liệu hộ tịch
Theo Sở Tư pháp Hà Nội, hiện nay, 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm ĐKKS. Việc triển khai thực hiện áp dụng phần mềm ĐKKS và cấp số định danh cá nhân là một bước tiến mới trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đăng ký hộ tịch mà bước đầu là công tác ĐKKS trên cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng.
Việc này, không những đảm bảo thi hành một cách đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân, mà còn giúp các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, ĐKKS có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực thi của các cơ quan trực tiếp thực hiện; đồng thời, có thể tra cứu chéo, không để xảy ra trường hợp một công dân được ĐKKS tại nhiều nơi. Đến nay, việc thực hiện áp dụng phần mềm trên địa bàn TP. Hà Nội đã dần đi vào ổn định. Tình trạng sai sót khi nhập dữ liệu được hạn chế ở mức thấp nhất.
Hà Nội đang xây dựng Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn TP. Chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức Đoàn khảo sát sổ hộ tịch (bản giấy) hiện đang lưu giữ tại các quận, huyện, thị xã và tại kho lưu trữ của Sở (các sổ hộ tịch được lưu từ ngày 1/1/1919 đến 31/7/1956 và sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài).
Qua khảo sát tại 16/30 quận, huyện, thị xã và 17 xã, phường, thị trấn, đã thống kê được số lượng sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, số sổ mục, nát, hỏng, khó khăn cho việc khai thác để đánh giá tình trạng và xây dựng kế hoạch.
Thắng Thế
Tin mới
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Cảnh báo nguy cơ lũ trên sông La Ngà và sông Đồng Nai
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai, đến 13 giờ chiều 15/9, mực nước vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông La Ngà đang ở mức khá cao...
Gia Lai tăng cường quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành văn bản số 2114/UBND-KTTH triển khai Công điện số 77/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới