'Quản' chất lượng đồ chơi trẻ em: Cần chung tay của nhiều phía
Theo ông Trần Quốc Tuấn, để kiểm soát tốt chất lượng đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường cần sự vào cuộc, chung tay của nhiều bộ, ngành có liên quan.
Đồ chơi trẻ em khi ra thị trường phải đảm bảo đủ ‘chuẩn’
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hoá (QLCLSPHH) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đồ chơi trẻ em là mặt hàng thiết yếu của trẻ nhỏ, đặc biệt trong các dịp 1/6 khi bắt đầu nghỉ hè và dịp Tết Trung thu bày bán nhiều. Qua thực tế đã chứng minh, đồ chơi có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu được sử dụng đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường thể lực, sự khéo léo, khả năng tư duy và sáng tạo.
Là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 (hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, các yếu tố an toàn của đồ chơi trẻ em đã được quy định đầy đủ, chặt chẽ trong các văn bản, các quy chuẩn kỹ thuật; Và theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, đồ chơi trẻ em trong sản xuất, lưu thông, nhập khẩu và sử dụng đều phải được kiểm tra, chứng nhận hợp quy.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay thì bên cạnh những đồ chơi phù hợp quy chuẩn, đảm bảo chất lượng vẫn còn những loại đồ chơi mang tính bạo lực, không an toàn cho trẻ là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm. Qua những đợt kiểm tra, thanh tra trước đây, các đồ chơi không đảm bảo chủ yếu có xuất xứ từ Trung quốc, thông qua các con đường nhập khẩu tiểu ngạch để vào Việt Nam.
Đồ chơi trẻ em lưu thông ngoài thị trường phải đảm bảo 'chuẩn' về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng, độ an toàn. Ảnh: Hoàng Dương
Những sản phẩm đồ chơi này được sản xuất đa dạng, phù hợp với tâm lý và nhu cầu trẻ em, giá thành rẻ (do nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu không chịu thuế, không mất các chi phí kiểm tra, chứng nhận hợp quy….), do vậy các đồ chơi này cũng là một trong những lựa chọn của phụ huynh, trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, trong các thời điểm cao điểm như tết Trung thu các mặt hàng đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy, đảm bảo chất lượng vẫn ồ ạt được tung ra thị trường. Do đó công tác kiểm tra, thanh tra là rất quan trọng nhằm kiểm soát, hạn chế và ngăn chặn những đồ chơi độc hại, nguy hiểm được mua, bán và sử dụng.
Hiện nay, đồ chơi trẻ em được bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em, bày bán riêng lẻ hoặc xen lẫn các mặt hàng khác tại cửa hàng văn phòng phẩm, tạp hoá, xe đẩy bán hàng rong…. Do vậy việc thanh tra, kiểm tra cần có những kế hoạch cụ thể để đạt hiệu quả, ngăn ngừa tối đa số lượng sản phẩm đồ chơi trẻ em không phù hợp được bán ra thị trường. Cũng từ việc thanh tra, kiểm tra hàng hóa đồ chơi trẻ em lưu thông, khi phát hiện sản phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, cơ quan chuyên môn sẽ kiểm tra các đơn vị sản xuất có dấu hiệu vi phạm, và ngược lại từ công tác kiểm tra sản xuất nếu phát hiện sẽ xử lý và kiểm tra trong lưu thông.
Cần sự chung tay từ nhiều bộ ngành
Cũng theo ông Trần Quốc Tuấn, thời gian qua, Cục QLCLSPHH đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chất lượng sản phẩm đồ chơi trẻ em trên thị trường. Kể từ thời điểm Tết Trung thu năm 2017, đơn vị đã chủ trì, phối hợp kiểm tra tại 03 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Qua các đợt, có tổng số 29 cơ sở được kiểm tra với 292 mẫu. Kết quả, về nhãn hàng hóa, có 178/292 mẫu (tương đương 61,0%) có nhãn phù hợp quy định, 114/292 mẫu (tương đương 39,0%) không phù hợp quy định về nhãn hàng hóa.
Về thực hiện chứng nhận hợp quy, có 212/292 mẫu (tương đương 72,6%) có dấu hợp quy (CR), 80/292 mẫu (tương đương 27,4%) không có dấu hợp quy, 147/248 mẫu (tương đương 59,3% không có Giấy chứng nhận hợp quy). Thông qua các đợt kiểm tra, Cục QLCLSPHH cũng đã lấy 12 mẫu thử nghiệm. Trong đó, có 03/03 mẫu chất lượng đạt theo QCVN 3: 2009/BKHCN và 09 mẫu đang chờ kết quả thử nghiệm.
Thời gian tới, ông Tuấn cho biết, Cục QLCLSPHH cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan làm tốt công tác kiểm soát chất lượng, các quy định về nhãn hàng hóa, nguồn gốc đồ chơi trẻ em tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối trên cả nước, góp phần hạn chế việc phát tán, sử dụng đồ chơi có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.
Trước thực trạng còn có những cá nhân, tổ chức cố tình làm sai các quy định khi sản xuất, kinh doanh, phân phối đồ chơi trẻ em, Cục QLCLSPHH cũng đề xuất các Bộ (Giáo dục và đào tạo, Công thương, KH&CN…) cần phối hợp với nhau để ban hành danh mục hàng hóa là đồ chơi trẻ em bị cấm lưu thông trên thị trường (những đồ chơi gây nguy hiểm, đồ chơi bạo lực, đồ chơi ảnh hưởng xấu đến giáo dục thể chất, trí tuệ, tâm hồn trẻ nhỏ).
Bên cạnh đó, đề nghị ngành Giáo dục tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về tác hại của đồ chơi trẻ em không có nhãn hàng hóa, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có dấu hợp quy cũng như không được chứng nhận và công bố hợp quy của sản phẩm đến giáo viên, phụ huynh và học sinh tại các cấp học, đặc biệt là ở cấp tiểu học và mầm non, là nhóm lứa tuổi tiếp xúc thường xuyên với đồ chơi để biết cách lựa chọn hàng hóa an toàn, đảm bảo sức khỏe.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật cho các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh vùng sâu vùng xa từng bước nắm và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc gắn dấu hợp quy lên sản phẩm phải được thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường và công việc này phải do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thực hiện và gắn trách nhiệm của tổ chức chứng nhận thông qua việc chứng nhận chất lượng và gắn tem hợp quy của tổ chức mình.
Theo vietq.vn
Tin mới
Trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão số 3
Việt Nam luôn trân trọng sự động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhằm chung tay khắc phục những thiệt hại to lớn do thiên tai, bão, lũ gây ra.
Đà Nẵng sắp có phân khu đổi mới sáng tạo 3.770ha
Khu vực quy hoạch của phân khu là trung tâm đào tạo gắn với Khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm và trung tâm y tế cấp vùng.
Đà Nẵng: Ngày 20/9, học sinh đi học trở lại bình thường
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng cho biết, học sinh toàn thành phố đi học trở lại bình thường vào hôm nay 20/9.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư có thể xem xét mua mới cổ phiếu với tỷ trọng thấp
Theo chuyên gia chứng khoán, hôm nay, ngày 20/9, khả năng thị trường sẽ có diễn biến rung lắc trong phiên giao dịch, nhưng tín hiệu vượt đường MA(20) sẽ có tác động hỗ trợ và giúp thị trường duy trì nhịp hồi phục.
Dự báo thời tiết ngày 20/9/2024: Hà Nội mưa dông, cục bộ có nơi mưa to
Dự báo, thời tiết Hà Nội hôm nay nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Bắc Giang: Tiếp nhận gần 72,5 tỷ đồng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3
Đến nay, Ban Vận động Quỹ Cứu trợ tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận gần 72,5 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ nhân dân tỉnh Bắc Giang khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023