Phương Tây ra đòn với năng lượng Nga, Moscow vẫn thu lợi nhuận cao ngất ngưởng
Trong khi Châu Âu gặp khó khăn trong việc xoay trục khỏi khí đốt Nga do hạn chế của cơ sở hạ tầng đường ống hiện có, Moscow lại thành công hơn trong việc duy trì và tăng doanh số bán dầu.
Ông Neil Crosby, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường dầu mỏ OilX tại Vienna, Áo cho biết: “Mặc dù chúng tôi không biết con số chính xác, nhưng dường như xuất khẩu dầu của Nga đang giảm giá đáng kể”.
Bà Elina Ribakova, nhà kinh tế tại Viện Tài chính quốc tế (Institute for International Finance) có trụ sở ở Mỹ, thông tin, bất chấp việc giảm giá, các công ty dầu mỏ của Nga vẫn có thể kiếm được lợi nhuận cao ngất ngưởng.
Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận tại Tatneft, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế hôm 07/09, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này sẽ không gặp vấn đề gì khi bán năng lượng cho các khách hàng không phải là phương Tây.
Trong khi Châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc xoay trục khỏi nguồn cung khí đốt Nga do cơ sở hạ tầng đường ống hiện còn nhiều hạn chế, Moscow vẫn thành công trong việc duy trì doanh số bán dầu.
Tổng thống Nga nói: “Nhu cầu (về khí đốt) rất lớn trên thị trường thế giới nên chúng tôi không gặp vấn đề gì khi bán hàng”.
Khẳng định Moscow sẽ từ bỏ các hợp đồng năng lượng và cắt nguồn cung nếu G7 áp giá trần đối với dầu Nga, đồng thời cảnh báo phương Tây sẽ bị "đóng băng", nhà lãnh đạo Nga nói: “Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt, dầu mỏ, than đá… chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì”.
Tuy nhiên, nhà kinh tế Ribakova cho biết: “Các nhà chức trách của Nga hiện có thể đang cười, nhưng họ sẽ trở nên phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và Ấn Độ để xuất khẩu năng lượng khi Châu Âu xoay trục khỏi khí đốt của Nga trong một đến hai năm tới.
Đây là lý do tại sao Nga đang sử dụng đòn bẩy của mình, vì họ sớm biết rằng, nó sẽ không còn hiệu quả trong các cuộc chiến năng lượng nữa”.
Theo thống kê, số lượng dầu Ấn Độ và Trung Quốc mua của Moscow đã bù đắp phần lớn sự sụt giảm trong các chuyến hàng từ Nga đến Châu Âu.
Một phân tích của Financial Times về dữ liệu thống kê của hải quan Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy, trong quý II/2022, lượng dầu các quốc gia Châu Á này nhập từ Nga tăng 11 triệu tấn so với quý đầu tiên, với kim ngạch tăng 9 tỷ USD.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine (tháng 02/2022), Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Anh, Canada và Nhật Bản đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, làm tê liệt hệ thống tài chính và cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa của nước này.
Nhưng các khách hàng ở Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia đông dân nhất thế giới, vẫn tiếp tục mua dầu và nhiều mặt hàng khác, như than đá và phân bón, của Nga.
Trung Quốc, vốn là một khách hàng quan trọng đối với dầu thô của Nga trước xung đột ở Ukraine, đã mua 2 triệu thùng/ngày trong tháng 05/2022, tăng 0,2-0,4 triệu thùng/ngày so với tháng Một và tháng Hai năm nay.
Bằng chứng về việc gia tăng các lô hàng đến Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra vào thời điểm Mỹ đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu dầu của Nga, bao gồm cả New Delhi, tham gia Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) để ủng hộ việc nhóm này áp giá trần với dầu của Moscow.
Alexander Gabuev, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace có trụ sở tại Mỹ, cho biế:, Ấn Độ và Trung Quốc đang “tận dụng các cơ hội trên thị trường”.
Chuyên gia này nói: “Đó không phải là do các nước Châu Á muốn giúp Nga. Nhưng thực tế, việc này tạo ra dòng tiền giúp Điện Kremlin trong bối cảnh sụt giảm doanh thu xuất khẩu sang Châu Âu”.
Các cảng và nhà máy lọc dầu ven biển của Ấn Độ nằm trong tầm tiếp cận dễ dàng với các tuyến đường vận chuyển từ các quốc gia xuất khẩu dầu gần Nga hơn nhiều, bao gồm Saudi Arabia, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Theo Báo Quốc tế
Tin mới
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM