Phòng chống dịch Covid-19: Doanh nghiệp dự trữ hàng, bảo đảm cung ứng hàng hóa đến 90 ngày
Ngành Công thương cho biết, lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp luôn bảo đảm cung ứng trong vòng 60-90 ngày nên người dân không nên lo lắng, tích trữ...
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg vào sáng nay (ngày 31/3/2020) về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân không được ồ ạt mua, dự trự lương, thực phẩm, bởi doanh nghiệp đã dự trữ hàng và bảo đảm cung ứng đến 90 ngày.
Ghi nhận của phóng viên trên khắp cả nước: Hiện nay, nguồn cung hàng hóa tại hệ thống các siêu thị, chuỗi, chợ trên địa bàn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cụ thể: các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retain (hệ thống siêu thị Big C...), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart)…đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300 – 500% so với bình thương đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; Hệ thống Co.op mart tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân.
Các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online (qua website, app trên điện thoại, kênh Đi Chợ Hộ (bán hàng qua điện thoại), đặt điểm giao nhận tại các chung cư, cơ quan, công sở).
Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn đảm bảo đủ cung cấp cho người dân (Tập đoàn Central Retain chuẩn bị lượng hàng 2,5 triệu chiếc, hệ thống Co.op mart 20 triệu chiếc…). Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong 03 tháng. Các doanh nghiệp cũng chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trên cả nước và tại Thành phố Hà Nội, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp ổn định thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân. Nguồn cung các mặt hàng tại các hệ thống phân phối trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đáp ứng đầy đủ, giá cả tương đối ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến.
Các hệ thống phân phối bán nhu yếu phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của thành phố Hà Nội vẫn mở cửa hoạt động bình thường và dự trữ hàng hóa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi lượng mua sắm tăng cao, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.
Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai phương án 3 về việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ khu vực bị cách ly với 5 cấp độ trên địa bàn Thành phố ứng phó với dịch Covid-19 với số lượng hàng hóa dự trữ trong tháng dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường, đảm bảo dự trữ tối thiểu trong 3 tháng của quý II/2020 với tổng trị giá hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng với 17 mặt hàng.
Xây dựng dự trữ thêm một lượng hàng hóa phục vụ các tỉnh thành phố trong Vùng Đồng bằng Bắc Bộ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Sở đã có văn bản giao cụ thể lượng dự trữ hàng hóa cho các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn, khuyến khích doanh nghiệp dự trữ cao hơn lượng hàng hóa phân bổ của Thành phố.
Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các các doanh nghiệp phân phối, các chợ trên địa bàn có phương án bảo vệ cán bộ, người lao động, nhân dân đến mua hàng, làm công tác vệ sinh môi trường nơi kinh doanh, các kho hàng, phương tiện vận chuyển hàng đảm bảo thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế. Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh TMĐT phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Sở Công Thương Hà Nội cũng xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa với 5 cấp độ cho các khu vực cách ly của thành phố. Đề nghị UBND các quận, huyện thị xã đảm bảo 4 tại chỗ chủ động xác định lượng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn, thành lập các tổ điều phối hàng hóa thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn, chủ động ký kết với các đơn vị phân phối để đảm bảo nhu cầu hàng hóa cho nhân dân, hỗ trợ địa điểm chưa sử dụng (nhà văn hóa, trung tâm TDTT…) để giúp các doanh nghiệp có thể mở thêm kho hàng dự trữ hàng hóa và bán lưu động khi cần thiết;
Đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân không đi mua tích trữ hàng hóa, các hệ thống phân phối bán nhu yếu phẩm và các mặt hàng tiêu dùng vẫn mở cửa bình thường, không tụ tập đông người để tránh lây nhiễm chéo trong cộng đồng, đến các hệ thống phân phối phải được kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m không chen lẫn xô đẩy.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023