Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt

Thời gian vừa qua đã có nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên cả nước. Những vụ cháy này không những gây thiệt hại nặng nề về diện tích rừng mà còn có những mất mát thương tâm về người. Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) hiện nay.

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần được đầu tư mạnh mẽ hơn để thực hiện hiệu quả việc chủ động tại chỗ - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần được đầu tư mạnh mẽ hơn để thực hiện hiệu quả việc chủ động tại chỗ. Ảnh VGP/Đỗ Hương.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 43/CĐ-TTg về việc tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước. Xin ông cho biết ngành Nông nghiệp có những triển khai gì cho công tác PCCCR tới đây?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 3 Công điện về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện 8 nhiệm vụ cấp bách trong công tác PCCCR. Bộ NN&PTNT đã tổ chức triển khai cụ thể:

Hội nghị công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 đánh giá đầy đủ, cụ thể các khó khăn, vướng mắc, trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đề xuất các giải pháp tháo gỡ tại Kon Tum do Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Bộ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Công điện số 43/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ (Kế hoạch số 3145/KH-BNN-KL ngày 2/5/2024).

Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác PCCCR tại các địa phương có nguy cơ cao cháy rừng, nhất là khu vực miền Trung.

Bộ tiếp tục chỉ đạo duy trì công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; hàng ngày đăng tải trên website của Cục Kiểm lâm để các địa phương biết, kiểm tra, xác minh và chủ động trong công tác PCCCR.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm các vùng tiếp tục duy trì tăng cường thiết bị PCCCR hỗ trợ các địa phương sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ khi có cháy rừng lớn xảy ra. Chủ động tổ chức các tổ công tác kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra và hỗ trợ các địa phương trong công tác chữa cháy rừng.

Trở lại câu chuyện thực tế hiện nay, đã có 2 cán bộ Kiểm lâm hy sinh trong vụ cháy Tây Côn Lĩnh, Hà Giang ngày 26/4 vừa qua. Theo ông, bài học rút ra là gì?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Đây là sự việc đau xót cho toàn ngành. Chúng tôi cũng đã trực tiếp đến hiện trường, thăm hỏi gia đình các cán bộ. Qua đây, cần phải xác định công tác PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Việc quan trọng thứ hai đó là cần chủ động trong công tác PCCCR; khi có cháy rừng xảy ra phải bình tĩnh triển khai lực lượng, trang thiết bị theo phương châm 4 tại chỗ đã đề ra, đảm bảo chữa cháy hiệu quả, giảm tối đa thương vong cho lực lượng chữa cháy rừng; thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực trong công tác PCCCR; nhất là kỹ năng, các biện pháp đảm bảo an toàn trong chữa cháy rừng.

Người được huy động chữa cháy rừng phải nắm vững kỹ thuật chữa cháy, thông thạo địa hình, có phân công nhiệm vụ cụ thể của từng tổ, đội tham gia chữa cháy rừng. Tùy vào tình hình thực tế, quy mô đám cháy, người chỉ huy chữa cháy rừng quyết định các biện pháp chữa cháy rừng như: chữa cháy trực tiếp hay chữa cháy gián tiếp (hay phương pháp đốt chặn), nhưng quan trọng là khi tham gia chữa cháy rừng phải có bản đồ địa hình, hiện trạng rừng và các phương tiện, trang thiết bị để chữa cháy, cũng như bảo hộ cá nhân cho người chữa cháy.

Một việc theo tôi cũng hết sức quan trọng đó là tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, dụng cụ PCCCR chuyên dụng đảm bảo hoạt động hiệu quả; áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác PCCCR'; thường xuyên kiểm tra, tu sửa các công trình PCCCR, bổ sung, mua mới kịp thời các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT. Ảnh VGP/Đỗ Hương.

Lực lượng và thiết bị PCCCR vẫn còn mỏng so với yêu cầu thực tế. Vậy theo ông cần thực hiện trọng tâm việc gì để đảm bảo PCCCR tới đây?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Để đảm bảo công tác PCCCR trong điều kiện lực lượng và thiết bị PCCCR thiếu so với yêu cầu, chúng tôi nhiệm vụ trọng tâm tới đây là: Phòng cháy là then chốt, quán triệt sâu sắc phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); triển khai tốt việc dự báo, cảnh báo sớm về nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy.

Các đơn vị đẩy mạnh, nâng cao công tác tuyên truyền về PCCCR đa dạng qua nhiều hình thức khác nhau.

Kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng tại các điểm có nguy cơ cháy cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, tạm thời ngừng các hoạt động đốt nương làm rẫy trong những ngày có nguy cơ cháy rừng cao.

Phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương các cấp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành (Kiểm lâm, Bộ đội, Công an,…), quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh, đặc biệt quy chế phối hợp các lực lượng trong chỉ đạo xử lý tình huống khi có cháy rừng xảy ra.

Ông có chia sẻ gì tới lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng những ngày này?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Thời gian vừa qua, lực lượng kiểm lâm còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, điều kiện làm việc vất vả, tôi rất chia sẻ với những khó khăn vất vả của lực lượng kiểm lâm thời gian gian vừa qua, nhất là trong công tác chữa cháy rừng.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đã có nhiều đồng chí bị thương, hy sinh; Bộ NN&PTNT rất trân trọng và ghi nhận những sự hy sinh đó, Bộ NN&PTNT đã tổ chức phát động phong trào thi đua học tập, noi gương tinh thần dũng cảm hy sinh trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của các cán bộ kiểm lâm để nhân lên hơn nữa những hình ảnh cao đẹp đó.

Mặc dù khó khăn, vất vả nhưng có thể khẳng định, trong suốt 50 năm qua, lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng đã luôn yêu nghề, gắn bó với rừng, và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, qua đó, đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp.

Để lực lượng kiểm lâm an tâm gắn bó với rừng, Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 quy định về kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, chúng tôi sẽ làm việc với các bộ ngành có liên quan, lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện dự thảo nghị định, đảm bảo tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng thực thi công vụ.

TheoChinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam từ ngày 13-14/9.

Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia
Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia

Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh khẳng định, không chỉ quan hệ hợp tác quốc phòng mà các quan hệ hợp tác khác cũng được hai bên triển khai tích cực.

Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam
Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam

Ngày 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.

Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh
Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh

Nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, ngày 13/9, tại trụ sở cũ - Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên (khu vực Quảng trường Võ Nguyên Giáp), Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với một số đơn vị, câu lạc bộ sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh bị ngập nước do lũ cho người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn

Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tại 2 xã Yên Bình và xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão
Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão, một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương gồm An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Đan đã bị ngập lụt trên diện rộng...