Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng trong mùa hè
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán, thói quen ăn uống như ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống, các loại đồ ăn, thức uống chưa được đun sôi, nấu kỹ.
Các loại ký sinh trùng đi vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu máu, viêm dạ dày, ruột, viêm đại tràng…
Theo Cục An toàn thực phẩm, có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể đã phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng kí sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc kí sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.
Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng ở trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng qua đường tiêu hóa.
(Ảnh minh họa)
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng có thuốc điều trị đặc hiệu, có thể phòng chống hiệu quả. Để phòng chống bệnh bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh.
Đồng thời, người dân cần thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn gồm: chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín; bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín; đun kỹ thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay sạch khi chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Cơ quan chức năng cần điều tra kịp thời ca bệnh, vụ ngộc độc thực phẩm, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên ký sinh trùng để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc.
Chính quyền các địa phương cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm ký sinh trùng; tăng cường giáo dục, tuyên truyền cộng đồng để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín. Đồng thời, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm đối với các chuỗi cung cấp thực phẩm, vệ sinh thú y, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở mọi cấp độ, mọi thời gian và mọi địa bàn để phòng chống ngộc độc thực phẩm...Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C.
Huy Trung
Tin mới
Những bệnh nào về da dễ phát sinh sau đợt bão, lũ kéo dài?
Hôm nay 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Thành phố xác định, việc dọn dẹp vệ sinh môi trường là nhu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm giữ gìn môi trường sống.
Bắc Giang còn 23 thôn bị chia cắt bởi nước lũ
Đến ngày 14/9, toàn tỉnh Bắc Giang còn 23 thôn bị chia cắt hoàn toàn với hơn 26 nghìn người dân bị ảnh hưởng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Sáng 14/9, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm, động viên, tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong vùng lũ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa lần thứ II
Sáng 14/9, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khai mạc Giải bóng đá doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa lần thứ II - năm 2024.
Lũ sông Bưởi đang rút, người dân dọn dẹp nhà cửa ổn định cuộc sống trở lại
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, sau khi đạt đỉnh vào 17h ngày 13/9 với mức 11,86m (dưới báo động III 0,14m), lũ trên sông Bưởi đang rút. Người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống trở lại.
Bình Thuận bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè và mùa bão, lụt.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới