Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm chính thức Tây Ban Nha
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm chính thức Tây Ban Nha từ ngày 01- 03/03 theo lời mời của Phó Thủ tướng thứ nhất Tây Ban Nha Nadia Calvino.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Tây Ban Nha Hoàng Xuân Hải, đây là chuyến thăm chính thức Tây Ban Nha cấp cao nhất của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam kể từ năm 2017.
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo xung lực mới cho sự phát triển quan hệ song phương Việt Nam-Tây Ban Nha.
Trong chuyến thăm, hai bên sẽ đánh giá lại quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, thống nhất các biện pháp cụ thể để tháo gỡ những điểm nghẽn cũng như thỏa thuận các cơ chế hợp tác mới trong các lĩnh vực ưu tiên như hạ tầng cơ sở, năng lượng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước… nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn nữa trong thời gian tới.
Việt Nam và Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/05/1977 và nâng cấp quan hệ lên song phương lên đối tác chiến lược tháng 12/2009.
Đại sứ Hoàng Xuân Hải đánh giá trong 46 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã có nhiều bước phát triển không ngừng. Về chính trị, Tây Ban Nha là nước EU đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, các đoàn các bộ, ngành, địa phương và ký nhiều Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Minh Chính và Thủ tướng Pedro Sanchez đã trao đổi điện mừng và có cuộc trao đổi song phương với nhiều nội dung quan trọng nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN-EU tại Bỉ (14/12/2022).
Về kinh tế, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ gần 1,2 tỷ USD vào những năm 2010 lên trên 3 tỷ USD/năm trong hơn 10 năm gần đây, đưa Việt Nam vươn lên trở thành nước có trao đổi thương mại lớn nhất với Tây Ban Nha trong ASEAN.
Riêng năm 2022, theo số liệu của Tây Ban Nha, xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt trên 4 tỷ euro và Việt Nam nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt trên 525 triệu euro.
Tuy nhiên, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Tây Ban Nha vào Việt Nam còn rất khiêm tốn, hiện Tây Ban Nha có 88 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 143 triệu đô la Mỹ.
Đại sứ Hoàng Xuân Hải đánh giá quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước chưa thực sự tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược cũng như tiềm năng và mong muốn của nhân dân hai nước.
Đại sứ hy vọng, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã có hiệu lực và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) đã được Quốc hội Tây Ban Nha phê chuẩn (cuối tháng 01/2022), các doanh nghiệp hai nước sẽ tận dụng những đãi mà hai hiệp định mang lại để đẩy mạnh quan hệ kinh doanh, đầu tư đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột vững chắc trong quan hệ hai nước
Đại sứ cho rằng Chính phủ, các bộ, ngành hai nước cần chủ động tích cực, cùng nhau rà soát lại các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký kết trước đây để xem xét sửa đổi hoặc ký các văn kiện mới cho phù hợp với tình hình hiện nay, tạo khuôn khổ pháp lý, điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nhất là trong những lĩnh vực hai nước có tiềm năng, thế mạnh và có tính bổ trợ cho nhau như hạ tầng cơ sở, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, công nghệ xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch…
Trước mắt, hai bên cần sớm nối lại và khởi động một số cơ chế hợp tác quan trọng như như Tham khảo chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao và kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban hợp tác song phương về thương mại và đầu tư để rà soát tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua và thống nhất các biện pháp và lộ trình để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Hội đồng Nhân quyền phải là hạt nhân trong kết nối cộng đồng quốc tế
Trước đó, từ ngày 26-28/02, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự phiên họp cấp cao khoá 52 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Geneva.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nhấn mạnh: Chuyến công tác của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chính thức mở đầu sự tham gia của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Cũng theo Đại sứ, đây là hoạt động ngoại giao cấp cao nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại đa phương, đề cao vai trò của LHQ trong quản trị toàn cầu, đồng thời đề cao chiến lược cũng như chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước lấy con người là trung tâm của sự phát triển, thúc đẩy phát triển bền vững để mọi người dân đều được hưởng thành quả từ quá trình phát triển mang lại.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc và phát biểu tại phiên họp cấp cao khóa 52 của Hội đồng Nhân quyền sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn các nước đã tín nhiệm bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2035, khẳng định đây vừa là vinh dự lớn nhưng cũng la trách nhiệm nặng nề trước sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế.
Là thành viên của nhiều cơ chế đa phương quan trọng, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, sẵn sàng làm cầu nối để giảm khác biệt, gia tăng hợp tác tại Hội đồng Nhân quyền với phương châm "Tôn trọng và Hiểu biết - Đối thoại và Hợp tác. Tất cả quyền con người cho tất cả mọi người", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Mỗi quốc gia, từng khu vực có thể có cách tiếp cận khác nhau do những đặc thù riêng về lịch sử, hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế-xã hội. Vì vậy, cần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù đó để cùng tìm ra mẫu số chung, thay vì chính trị hóa, áp đặt, can thiệp".
Phó Thủ tướng cho rằng: Đối thoại và hợp tác trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc chính là phương cách tốt nhất để tìm kiếm tiếng nói chung, xác định ưu tiên, chia sẻ nguồn lực, cùng hiện thực hóa những mục tiêu đề ra trong Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững và các cam kết liên quan đến đối phó với biến đổi khí hậu, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng Hội đồng Nhân quyền hoạt động hiệu quả, tích cực, khách quan, hòa hợp trong đa dạng, không chính trị hóa, không chia rẽ sẽ là "hạt nhân" kết nối cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng đề nghị Hội đồng Nhân quyền xem xét thông qua văn kiện khẳng định giá trị và cam kết của cộng đồng quốc tế đối với Tuyên ngôn Nhân quyền, Tuyên bố và Chương trình Hành động Viena, coi đây là hành động thiết thực của Hội đồng Nhân quyền để kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Viena.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã có các cuộc gặp: Tổng Thư ký LHQ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động thế giới, Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với LHQ và các tổ chức quốc tế này.
Phó Thủ tướng cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc song phương với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Cộng hòa Ireland, Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Venezuela, Na Uy, Cuba, Indonesia, Pháp, Palestine và Maldives; tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn LEGO.
Đặc biệt, ngay khi đến Geneva, chiều ngày 26/03, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có buổi nói chuyện thân mật với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ để trực tiếp thông tin về tình hình của đất nước trong thời gian gần đây, đồng thời trao đổi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách đối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ có khoảng 8.000 người sinh sống và làm việc tại 26 bang của Thụy Sĩ. Chính quyền Liên bang Thụy Sĩ đánh giá cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt với xã hội sở tại, tôn trọng luật pháp và phong tục tập quán của địa phương, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của nơi mình sinh sống.
Cộng đồng người Việt Nam ở Thụy Sĩ đã có những góp tích cực cho việc thúc đẩy tình hữu nghị, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đồng thời có những đóng góp tích cực về quê hương, đất nước, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận.
Nhiều người trong cộng đồng người Việt Nam được chính quyền Liên bang Thụy Sĩ tín nhiệm và mời về Việt Nam tham gia các dự án hỗ trợ cho Việt Nam trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực chuyển đổi số.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế tại Geneva như Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới, được các tổ chức quốc tế này đánh giá tốt.
Theo chinhphu.vn
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ