Cần phải bình ổn giá mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Sáng 24/03, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái , Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá chủ trì Cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2023.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia đã tác động đến giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới. So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 02/2023 tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước (cùng mốc so sánh với các nước).
Về mặt bằng giá cả trong nước những tháng đầu năm, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong tháng Hai và tháng Ba do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết. Thời tiết ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả dồi dào, giá cả không có biến động lớn.
Do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen, giá vật liệu xây dựng có biến động tăng trong quý I. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 01/2023 tăng 0,52%, tháng 02/2022 tăng 0,45%; tháng 03/2023, ước giảm 0,1- 0,2% so với tháng trước, tăng 3,4-3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2023, CPI ước tăng khoảng 4,2-4,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lo ngại áp lực lạm phát có thể ảnh hưởng đến thu nhập và người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được kỳ vọng đang trên đà hồi phục với mức tăng trưởng tốt sau thời gian chững lại do dịch COVID-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 02 tháng đầu năm 2023 đạt 994.152,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Hồng Minh cho biết, các công trình đầu tư xây dựng lớn đang được triển khai mạnh nên giá các loại vật liệu chưa được ổn định. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trên là do nguồn cung không đủ cầu, mỗi địa phương có công bố giá khác nhau, nên khó kiểm soát hơn. Giá thép đầu năm có tăng nhẹ nhưng do cửa khẩu mở cửa nên vẫn ở mức thấp; xi măng có xu hướng giảm do cung lớn hơn cầu, xuất khẩu mặt hàng này cũng gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Hồng Minh, lĩnh vực bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, giá thị trường này nhiều nơi giảm sâu đến 50% và vẫn còn khó khăn trong việc tháo gỡ. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật tình hình và có những giải pháp phù hợp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, giải pháp ưu tiên hiện tại vẫn phải duy trì việc tăng lãi suất để tiếp tục kiềm chế lạm phát. Trong đó, cần lưu ý đến 03 giải pháp quan trọng là quản lý đầu vào giá cả không bị tác động lớn; cân đối dòng tiền, hàng hóa, đảm bảo an sinh xã hội; truyền thông hợp lý, nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
Đề xuất giải pháp trong hoạt động điều hành giá, Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, thời gian tới, cần có giải pháp quản lý dòng tiền vì nguồn vốn đầu tư công hiện nay rất lớn, nếu ngân hàng tạo điều kiện để có thể giải ngân sớm, các dự án giao thông sẽ được triển khai rất nhanh. Thời gian qua, giá vận tải hành khách và hàng hóa vẫn ổn định trước nhiều tác động là một trong những chỉ số đáng ghi nhận trong công tác điều hành giá. Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, một trong những giải pháp hữu hiệu thời gian tới là tăng cường vai trò quản lý Nhà nước ở các địa phương về vấn đề giá. Thời gian qua, các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình… đã vào cuộc kiểm tra vấn đề kê khai, niêm yết giá rất tốt.
Kiến nghị biện pháp quản lý, điều hành giá, các đại biểu cho rằng, cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu đang có biến động nhằm đảm bảo an sinh xã hội, dựa trên nhu cầu của nhân dân…
Dựa trên ý kiến của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
Nhấn mạnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa; thị trường trong nước đang trong quá tình hồi phục sản xuất do ảnh hưởng dịch COVID-19, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành cần chủ động nắm bắt tình hình, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm…
Các địa phương theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục quản lý tốt giá cả các mặt hàng thiết yếu. Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp các ý kiến, phản ánh kịp thời, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp xử lý hiệu quả trong thời gian tới.
"Kịch bản đưa ra phải khách quan, dựa trên tình hình thực tế, nhất là bám sát chính sách tài khoá, tiền tệ. Đặc biệt, nhiều mặt hàng thiết yếu cần phải bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phương Thảo (t/h)
Tin mới
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT, Giám đốc; Bí thư, Thôn trưởng
Cơ quan Công an huyện Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk) vừa khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ Nghĩa Lộc cùng Bí thư, Thôn trưởng thôn 4, xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo...
Thời tiết hôm nay: TP. HCM và Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn
Hôm nay 18/9, thời tiết ở TP. HCM và Nam Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to ở TP. HCM, cục bộ có mưa rất to ở các tỉnh Nam Bộ; ngày có lúc giảm mây hửng nắng.
Thủ tướng yêu cầu sớm trình chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh cần phối hợp với các bộ, ngành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các thủ tục đầu tư để sớm trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.
Trà Vinh: Hơn 800 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế trên 24 tỷ đồng
Chi cục Thuế khu vực Cầu Ngang – Trà Cú, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh đã công khai danh sách 818 doanh nghiệp, người nợ tiền thuế đến ngày 31/8/2024.
Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số
Đồng Ruble kỹ thuật số là hình thức số hoá của đồng Ruble nội tệ, sử dụng trong thanh toán và chuyển tiền.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bão số 3 (bão Yagi) vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9