Vĩnh Phúc: Phát triển sản phẩm OCOP, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới bền vững
Xác định triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm là bước đi mới, có vai trò quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân nông thôn mà còn góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có.
Ngay từ khi bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình OCOP, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan tham mưu tỉnh xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại các địa phương trong tỉnh.
Đồng thời, vận động các chủ thể sản xuất tích cực tham gia OCOP thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực như: Hướng dẫn các địa phương, cá nhân, tổ chức kinh tế lựa chọn ý tưởng, phát triển các sản phẩm OCOP trên cơ sở tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có; ưu tiên hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện về tổ chức bộ máy của các tổ chức kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; hướng quy trình, thủ tục và hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP…
Nhờ đó, đến hết tháng 1/2021, toàn tỉnh có 40 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng, trong đó, có 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 27 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP đã và đang phát triển thị trường rất tốt như: Mật ong các loại của Công ty cổ phần ong Tam Đảo, nấm đùi gà của công ty TNHH nấm Phùng Gia, sữa chua và bánh sữa đặc biệt của HTX chăn nuôi bò sữa Tam Đảo…
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù mới được triển khai chưa lâu nhưng Chương trình OCOP đã hòa nhịp ngay và có tác động tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững. Cụ thể, không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, sản phẩm OCOP còn thúc đẩy tích cực phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề, từng bước tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, số sản phẩm được đánh giá, phân hạng còn khá khiêm tốn và chưa có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng, bản sắc của địa phương. Tìm hiểu được biết, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa hiểu đầy đủ về chương trình OCOP, chưa xác định được mục tiêu của sản phẩm; các sản phẩm đặc thù còn manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Tại nhiều nơi, sự vào cuộc của người dân và các tổ chức, cá nhân còn hạn chế; chưa chú trọng đến việc xây dựng thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm chất lượng và đẹp mắt để thu hút người tiêu dùng. Một số địa phương vẫn còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình OCOP.
Đơn cử như ở huyện Vĩnh Tường, mặc dù UBND huyện đã tập trung tuyên truyền, chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng có lợi thế gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới để tham gia chương trình, mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết, các nguyên tắc, nội dung chương trình OCOP, chủ trương của nhà nước cùng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh dành cho chương trình, đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể triển khai có hiệu quả việc xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng nhằm hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hồ sơ sản phẩm của đơn vị mình để tham gia đánh giá, chấm điểm và xếp loại trong chương trình OCOP, tuy nhiên, đến nay, Vĩnh Tường đang là 1 trong 3 địa phương còn lại của tỉnh chưa có sản phẩm nào được đánh giá, phân hạng OCOP cấp tỉnh dù đang có sẵn những sản phẩm đặc trưng như: Bưởi, các sản phẩm chế biến từ rắn của làng nghề Vĩnh Sơn, làng nghề rèn Lý Nhân... có thể phát triển thành sản phẩm OCOP.
Theo ông Lê Đức Anh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn huyện, với số đơn vị hành chính nhiều nhất tỉnh, mật độ dân số đông, để xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm trên địa bàn đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Trong khi đó, các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình nên chưa chủ động tham gia. Để tháo gỡ khó khăn, ngay trong năm 2021, huyện sẽ tập trung hướng dẫn các xã đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận một số sản phẩm của huyện có tiếng trên thị trường như: Các sản phẩm chế biến từ rắn ở xã Vĩnh Sơn, sản phẩm mộc mỹ nghệ và rèn ở xã Lý Nhân, bưởi và các sản phẩm chế biến từ bưởi, hạt sen và các sản phẩm chế biến từ sen. Cùng đó, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc, nâng cao năng lực quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm để đăng ký tham gia chương trình; tích cực hỗ trợ các đơn vị hoàn thiện hồ sơ đăng ký; thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm.
Theo đại diện Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, OCOP là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt sẽ góp phần quan trọng để các địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Song để xây dựng thành công sản phẩm OCOP không phải là chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền và các chủ thể tham gia. Năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tỉnh ta vẫn xây dựng được 22 sản phẩm đặc trưng với chất lượng vượt trội so với năm trước là tín hiệu đáng mừng nhưng trên thực tế vẫn còn một số sản phẩm chưa bảo đảm về mẫu mã, chưa có tính đặc trưng bản sắc địa phương.
Năm 2021, để hoàn thành mục tiêu có thêm 15 - 20 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hình thành điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại, khu du lịch, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cần xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững. Trên cơ sở đó, chủ động khảo sát toàn bộ các sản phẩm, xác định rõ sản phẩm, nhóm sản phẩm có lợi thế của địa phương để tư vấn giúp các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng, hoàn thiện kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm... đáp ứng các tiêu chí của chương trình OCOP. Riêng đối với các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP, cần tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để được nâng hạng sao; duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm, quản lý hoạt động của các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để đạt hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế của địa phương.
Bích Phượng
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9