Phát triển kinh tế nội địa là giải pháp cho doanh nghiệp sau đại dịch
Phát huy sức mạnh giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh vào thị trường nội địa sẽ giúp chính doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Kinh tế Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, thử thách khi dịch Covid-19 bùng phát. Hơn 3 tháng qua, do những tác động tiêu cực của dịch bệnh, hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều gặp khó. Cả hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều chậm lại, một số mặt hàng bị ứ đọng tồn kho dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp không trụ lại được, đã phải phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Riêng lĩnh vực thương mại nội địa, nhiều cửa hàng cửa hiệu phải đóng cửa hoặc hoạt động một phần trong thời gian dài hoặc nghỉ hẳn kinh doanh. Doanh thu của nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng bị thì bị sụt giảm nghiêm trọng...Thị trường nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội của cả nước 4 tháng qua đã giảm 4,27% so với cùng kì năm trước. Một mức suy giảm doanh thu chưa từng có trong nhiều năm nay ở thị trường nội địa, một thị trường đầy tiềm năng và quan trọng nhất nhì của nền kinh tế đất nước.
Trước những hệ lụy của đại dịch Covid-19, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, muốn vươn ra thị trường thế giới thì trước hết phải làm tốt thị trường nội địa; cần coi trọng vai trò của thị trường nội địa. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần “ăn sâu, bén rễ” vào thị trường quan trọng này để phát triển. Nếu để mất thị trường nội địa, mất hệ thống phân phối, mất cả sự liên kết giữa sản xuất và phân phối thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều trở ngại và dịch bệnh ở các nước vẫn diễn biến phức tạp.
Theo ông Phú, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, công khai minh bạch. Chống ép giá; kiên quyết chống độc quyền trong kinh doanh, găm hàng, đầu cơ, chuyển giá, trốn lậu thuế, phải biết chia sẻ với các bạn hàng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, với sức cầu ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây và trong tương lai. Sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cùng với đó, thị trường nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp của Chính phủ, theo đó Việt Nam quyết tâm đạt mức tăng trưởng trên 5% và duy trì mức lạm phát dưới 4% trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp phải là yếu tố quyết định.
Thực tế bốn tháng đối phó với dịch bệnh, bên cạnh những khó khăn thách thức to lớn, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chứng kiến những “điểm sáng”, thể hiện khát vọng, trí tuệ và năng lực vượt khó của các doanh nghiệp Việt Nam, mà nguyên nhân sâu xa chính là “năng lực nội sinh”, khả năng phát huy nội lực của cả nền kinh tế. Hay nói chính xác hơn, đại dịch COVID-19 đã thực sự là thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, đổi mới tư duy, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
T.N
Tin mới
Phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” tại TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận
Ngày 16/9, tại thành Phố Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát động cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho gần 28.929 em học sinh thuộc 33 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; huyện Tuy Phong, Bình Thuận và huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bắc Ninh: Gần 350 doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh có 347/459 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đăng ký thành công triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đạt tỷ lệ 76%.
Lãnh đạo Bộ Công an khen Công an Thanh Hoá triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả
Ngày 16/9, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP. Thanh Hóa về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Tây Ninh: Hơn 2,9 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc thiệt hại do bão lũ
Đợt quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc khắc phục khó khăn do bão lũ - được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh phát động từ ngày 10/9/2024 đến hết ngày 10/10/2024. Qua 5 ngày phát động (đến hết ngày 15/9/2024), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận 2.939.406.834 đồng và 100 USD từ 581 tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ.
Thống nhất đề nghị tận thu đất thải chống sạt lở tại Thanh Hóa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Văn số 13317/UBND-CN về việc giải quyết đề nghị tận thu khối lượng đất thải trong quá trình thi công phương án chống sạt lở tại khu 6, thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân của Công ty cổ phần đầu tư phát triển TTH Lam Sơn.
Rà soát các dự án bất động sản có vướng mắc báo cáo cấp thẩm quyền trong quý I/2025
Kế hoạch của Chính phủ thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới