Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phải di rời nhưng Công ty Thanh Hà vẫn “giậm chân tại chỗ”, gây ô nhiễm môi trường

Nhiều người dân ở thị xã Phú Thọ bức xúc, bao nhiêu năm, Công ty Thanh Hà hoạt động là bấy nhiêu năm phải sống trong cảnh ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi, mùi khét.

Tức ngực, khó thở vì môi trường bị ô nhiễm

Công ty CP Gốm sứ Thanh Hà (Công ty Thanh Hà) đi vào hoạt động năm 1996 (địa chỉ phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ), do ông Nguyễn Đức Truyền làm Chủ tịch HĐQT; ông Trần Trung Thành làm Giám đốc - nổi tiếng là địa chỉ cung cấp gạch ốp lát cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất nhưng cũng đầy tai tiếng về vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Công ty Thanh Hà nằm trong diện tích được quy hoạch làm đất ở. Việc công ty hoạt động rầm rộ, chậm trễ di rời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dânCông ty Thanh Hà nằm trong diện tích được quy hoạch làm đất ở khu đô thị, việc công ty hoạt động rầm rộ, chậm trễ di rời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân

Đáng bàn, năm 2007, Công ty Thanh Hà đã mở rộng, nâng công suất phục vụ di rời nhà máy gốm sứ của công ty với tên gọi công ty CP Gốm sứ CTH (địa chỉ tại phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ). Tuy nhiên, hoạt động của công ty CTH cũng liên tiếp bị người dân tố việc sản xuất gạch gây ô nhiễm môi trường.

Bà Lê Thanh Hải (tổ 2A, phố Phú Hà, Phong Châu) nằm sát vách công ty Thanh Hà cho biết: Bao nhiêu năm công ty hoạt động là bấy nhiêu năm gia đình phải sống trong cảnh ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi, mùi khét.

Bà Hải kể, hồi trước vùng này đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, khí hậu trong lành. Từ khi Công ty Thanh Hà mọc lên khiến cây cối cứ lụi tàn theo khói bụi và các chất độc hại khác. Nguy hiểm hơn là sức khỏe, tính mạng người dân trong khu phố bị đe dọa, bởi công ty hoạt động sát vách, xả khói bụi mù mịt cả ngày lẫn đêm. Mùi khét lẹt giống mùi túi nilon, săm lốp cao su đốt; khiến tức ngực, khó thở vô cùng.

Mỗi lần công ty đốt nhiên liệu sản xuất là người dân hứng đủ ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, mùi khét...Mỗi lần Công ty Thanh Hà đốt nhiên liệu sản xuất là người dân hứng đủ ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, mùi khét...

“Toàn bộ cuộc sống đảo lộn, khốn đốn vì ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, nhiều năm nay, tôi bị bệnh về hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Để bảo vệ sức khỏe, cả nhà đã phải cửa đóng then cài, nhiều hôm phải di chuyển đi ra siêu thị, đến nhà người thân quen để “lánh nạn” ô nhiễm”, bà Hải nói.

Cũng theo bà Hải, đã nhiều lần gia đình và đông đảo người dân khu phố gửi kiến nghị đến chính quyền các cấp, nhưng không thấy xử lý rốt ráo, triệt để.

Ông Nguyễn Đình Tuấn (phố Phú Hà) than, nhiều năm nay, người dân sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do công ty Thanh Hà gây ra. Những tưởng, năm 2018 công ty sẽ phải di rời đi nơi khác theo chỉ đạo của tỉnh, nhưng công ty vẫn ngang nhiên hoạt động; thậm chí còn hoạt động rầm rộ hơn, ô nhiễm khói, bụi, mùi còn nhiều hơn.

“Người dân chúng tôi khổ quá! Ngày nào công ty cũng đốt khói đen xì, những cặn của khói đôi khi còn bám nhà đen kịt lại. Trong quá trình sản xuất công ty đốt đốt những gì chúng tôi không rõ, nhưng lần nào đốt cũng có khói đen bay lên cùng với mùi khét bốc ra. Chúng tôi chỉ mong muốn, công ty nhanh chóng di rời đi nơi khác để môi trường được trong sạch hơn”,  ông Tuấn bức xúc.

Trao đổi với phóng viên về việc công ty gốm sứ Thanh Hà hoạt động gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo thị xã Phú Thọ cho biết: Trước đây, công ty Thanh Hà lắp hệ thống công nghệ nhiệt phân chiết suất nhiên liệu (dầu FO) từ săm lốp, cao su phế thải ra dầu, khí ga làm nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ năm 2017 trở lại đây, công ty đã sử dụng công nghệ đốt mới, nên vấn đề ô nhiễm cũng được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, vấn nạn ô nhiễm chưa được khắc phục nên người người quyết liệt phản đối hoạt động sản xuất của công ty.

Trước thực trạng này, tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương và phương án di rời nhà máy gốm sứ Thanh Hà từ phường Phong Châu về hẳn công ty cổ phần gốm sứ CTH tại phường Thanh Vinh từ năm 2007. Đến nay, vướng nhiều khó khăn nên việc di rời cũng chưa được thực hiện.

“Về việc kiểm tra ô nhiễm môi trường của công ty do Sở TNMT thực hiện. Ở thẩm quyền của Thị xã, chúng tôi nhận được phản ánh của quyền chúng nhân dân, cũng sẽ có báo cáo lên cấp thẩm quyên cao hơn để có biện pháp xử lý”, vị lãnh đão thị xã nói.

ô nhieemd ,ôtrukn

Trao đổi với phóng viên, nhiều người dân ở thị xã Phú Thọ bức xúc về việc hoạt động sản xuất của Công ty Thanh Hà gây ô nhiễm môi trường

Khi vấn đề ô nhiễm của Công ty Thanh Hà chưa được xử lý triệt để, đến đầu tháng 10/2019, hàng loạt cư dân ở Hà Nội phản ánh việc nước sạch sông Đà sử dụng có mùi khét... Tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng xác định nguồn nước sạch bị ô nhiễm do có lượng lớn dầu thải đổ ở đầu nguồn nước, sau đó chảy vào hệ thống nước được sử dụng để xử lý tại nhà máy nước sạch Sông Đà.

Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã bắt giữ Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại cùng trú Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám trú Lạng Sơn là ba nghi phạm đổ dầu thải vào nguồn nước sạch Sông Đà; và xác định nguồn dầu thải các nghi phạm này đổ xuất phát từ công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.

Tại biên bản kiểm của đoàn kiểm tra của Cục Cảnh sát môi trường (ngày 19/10) chỉ rõ: Công ty Thanh Hà hiện có 3 dây chuyền sản xuất gạch ốp lát, trong đó có 2 dây chuyền sử dụng công nghệ bằng lò nung dầu với công suất hoạt động 6 triệu m3/năm. Công ty đã lập báo cáo tác động môi trường đối với các dự án và được UBND tỉnh Phú Thọ quyết định phê duyệt Báo cáo tác động môi trường.

Nhưng thực tế, trong quá trình sản xuất đã phát sinh nhiều chất thải nguy hại, trong đó có lượng dầu thải phát sinh lớn tại hệ thống máy ép gạch và các chất thải nguy hại khác như giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang thải. 

Nhiều sai phạm trong xử lý chất thải

Năm 2016 công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định xử phạt hành chính công ty 160 triệu về vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường có kiểm tra và nêu rõ các tồn tại của công ty như chưa có giấy phép khai thác sử dụng nguồn ngước và giấy phép xả thải vào nguồn nước, chưa nộp đủ phí bảo vệ môi trường. Lò sấy của công ty được chuyển đổi từ than sang cám cưa chưa báo cáo cấp có thẩm quyền. 

Cục Cảnh sát môi trường xác định: công ty Thanh Hà đã chuyển giao gần 9.000 kg dầu thải cho các nghi phạm là những cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Công ty không ký hợp đồng, không thu thập hồ sơ về tư cách pháp nhân, chức năng xử lý chất thải nguy hại của các đối tượng trên. Việc chuyển giao này cũng được thỏa thuận từ trước giữa Lý Đình Vũ và bà Nguyễn Huyền Trang.

Khu vực số dầu đổ vào nguồn nước sạch sông Đà được đưa ra ngoài từ công ty Thanh HàKhu vực số dầu thải từ Công ty Thanh Hà được các đối tượng mang đi đổ vào đầu nguồn nước sạch sông Đà

Hiện tại, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khởi tố, tạm giam bị can gồm Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám với cáo buộc phạm tội gây ô nhiễm môi trường, theo khoản 2 điều 235 Bộ luật hình sự 2015.

Theo kết quả điều tra, Vũ nhận thu gom, vận chuyển, xử lý dầu thải từ bà Trang, người của Công ty gốm sứ Thanh Hà tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, với giá 1.000 đồng một lít. Sáng 7/10, Vũ liên lạc để lấy dầu song bà Trang đi vắng, giao Trần Đình Trung (Phòng Vật tư) xuất dầu thải.

Vũ cùng Đại và Thám hút gần 9 tấn dầu thải lên 4 téc, chở ôtô về huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ngày 8/10, nhóm Vũ đưa chất thải về xóm Quyết Tiến (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) để đổ trộm. Dầu thải sau đó đổ xuống con suối Trâm - một trong ba nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

 Hoan Nguyễn

Tin mới

Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao
Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao

Dữ liệu quan trắc trên Cổng thông tin trượt lở Quảng Nam đã đưa ra cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở, trượt lớn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh...

Quảng Bình: BĐBP tỉnh huy động lực lượng, sẵn sàng ứng phó với bão số 4
Quảng Bình: BĐBP tỉnh huy động lực lượng, sẵn sàng ứng phó với bão số 4

Trước những diễn biến phức tạp của bão số 4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, sẵn sàng giúp Nhân dân các địa bàn trọng yếu phòng, chống và ứng phó với bão...

Ấn Độ sẽ mua dầu mỏ giá rẻ từ Nga
Ấn Độ sẽ mua dầu mỏ giá rẻ từ Nga

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri chia sẻ như vậy khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại hội nghị Gastech trong lĩnh vực năng lượng diễn ra tại Houston (Mỹ) diễn ra mới đây.

UNDP và The Ocean Cleanup khởi động chương trình “Chiến binh xanh, công nghệ sạch”
UNDP và The Ocean Cleanup khởi động chương trình “Chiến binh xanh, công nghệ sạch”

Nhân dịp Ngày Làm cho thế giới sạch hơn 20/9, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Làm sạch Đại dương (The Ocean Cleanup) hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Chiến binh xanh, Công nghệ sạch”.

Apple đã phát hành beta 4 của iOS 18.1
Apple đã phát hành beta 4 của iOS 18.1

Sau 2 tuần kể từ khi Apple tung ra bản beta thứ ba của iOS 18.1, iPadOS 18.1 và macOS Sequoia 15.1, công ty đã chính thức tung ra bản beta thứ tư.

[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp nhân dân ứng phó với bão số 4
[Ảnh] Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp nhân dân ứng phó với bão số 4

NDO - Trong 2 ngày nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở vùng biển và tuyến biên giới Việt Nam-Lào phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với bão số 4.