Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Pepsico Việt Nam từ “bí hiểm” đầu vào đến mập mờ đầu ra

Sau câu chuyện trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm độc chì, một câu chuyện khác trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam đang bị dư luận bỏ quên, đó là câu chuyện về nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của Pepsico Việt Nam và việc không ghi rõ trên nhãn mác về nơi sản xuất sản phẩm của hãng nước giải khát này.

THCL Sau câu chuyện trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm độc chì, một câu chuyện khác trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam đang bị dư luận bỏ quên, đó là câu chuyện về nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của Pepsico Việt Nam và việc không ghi rõ trên nhãn mác về nơi sản xuất sản phẩm của hãng nước giải khát này.

Pepsico Việt Nam từ “bí hiểm” đầu vào đến mập mờ đầu ra - Hình 1

Từ “bí hiểm” đầu vào

Sau những lùm xùm về một lượng lớn các sản phẩm như trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ có hàm lượng chì cao hơn nhiều lần mức cho phép nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường, tháng 8.2016, Thanh tra Bộ Y tế đã tổ chức một đợt thanh tra toàn diện đối với Công ty URC. Kết luận thanh tra số 134 nêu rõ, Công ty (URC) sử dụng 348 loại nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm để sản xuất các sản phẩm. Trong đó có 172 loại tự nhập khẩu, có 176 loại mua của các nhà cung cấp trong nước và các nhà cung cấp của các quốc gia khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan….Nguồn gốc xuất xứ nguồn nguyên liệu của URC đã được kết luận thanh tra số134 chỉ ra rõ ràng như trên.

Ít lâu sau đó, trong hoạt động tương tự đối với Pepsico, kết luận thanh tra của Bộ Y tế lại chỉ nêu chung chung, Pepsico đang sử dụng 21 loại nguyên liệu và 57 loại phụ gia để sản xuất các sản phẩm trong đó về nguyên liệu doanh nghiệp tự nhập khẩu 15 loại từ nhiều quốc gia khác nhau, 6 loại mua trong nước. Về phụ gia, doanh nghiệp nhập khẩu 49 loại từ nhiều quốc gia, 8 loại mua trong nước. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/8/2016, Pepsico đã mua nguyên liệu để sản xuất 53.632 đơn hàng, trong đó có 1.204 đơn hàng tự nhập khẩu hoặc mua lại từ các nhà cung cấp.

Như vậy, thay vì nêu cụ thể nguồn gốc xuất xứ nguồn nguyên liệu (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan….) như tại kết luận thanh tra được thực hiện với URC, kết luận thanh tra tại Pesico chỉ nêu chung chung (nhiều quốc gia, nhà cung cấp).

Trước đó, sản phẩm Trà Ô long Tea + Plus do Pepsico được phát hiện có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng với hoạt chất OTPP. Sau đó, các cơ quan truyền thông cũng phát hiện sản phẩm này có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc.

Đến mập mờ đầu ra

Điều 14,  Nghị định 89/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa quy định rõ: “Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó”.

Tuyệt đại đa số các đơn vị sản xuất đều tuân thủ nghiêm túc quy định nêu trên. Những trường hợp cá biệt vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa đôi khi xảy ra như của Coca Cola đối với 6 sản phẩm: Fanta (hương cam), Sprite (chai thủy tinh), nước tăng lực hiệu Samurai (chai thủy tinh), nước tăng lực Samurai (hương dâu)… đã được Thanh tra Bộ Y tế nghiêm túc yêu cầu nhà sản xuất phải khắc phục. Trong khi đó việc Pepsico Việt Nam phớt lờ quy định pháp luật, không cung cấp, ghi rõ địa chỉ sản xuất trên bao bì sản phẩm thì lại chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức.

Về phía doanh nghiệp, đại diện Pepsico Việt nam cho rằng họ vẫn “làm đúng” theo quy định về ghi nhãn hàng hóa. Để khẳng định cho việc “làm đúng” này, nhà sản xuất viện dẫn kết luận thanh tra của Bộ Y tế, các thông tư hướng dẫn liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (Thông tư liên tịch số 34, năm 2014) và Thông tư số 14 (2007) của Bộ Khoa học và Công nghệ làm căn cứ để nói rằng đang thực hiện đúng theo quy định.

Cụ thể, điều 12, Thông tư liên tịch số 34 về việc Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn có hướng dẫn: Trường hợp sản phẩm được sản xuất tại các địa điểm khác ngoài nơi đăng ký kinh doanh nhưng mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì trên nhãn ghi địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm nhưng phải đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc”.

Hoặc tại Thông tư số 14 của Bộ Khoa học và Công nghệ có hướng dẫn về việc ghi nhãn hàng hóa: Đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa có nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, các hàng hóa mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất, kinh doanh được phép ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó nếu được các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền xác nhận chất lượng của hàng hóa này phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đã công bố”.

Mặc dù vậy, các chuyên gia pháp lí đều cho rằng trong hệ thống các văn bản pháp luật (Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, quyết định…), về nguyên tắc văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn thì phải tuân thủ.

Cụ thể, Nghị định 89/2006 của Chính phủ quy định về ghi nhãn hàng hóa được ban hành là văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn so với các thông tư do cấp bộ ban hành. Vì vậy cần phải thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định này.

Về phía người tiêu dùng, thông tin về nơi sản xuất sản phẩm cũng là một thông tin rất đáng quan tâm. Thế nhưng thực tế, sau những giải thích hời hợt của người đại diện, Pepsico Việt Nam vẫn đang phớt lờ cả những nguyên tắc pháp lí lẫn đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”
Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 22/9, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền
Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền

Giá heo hơi tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền, trong đó, khu vực miền Bắc đang giao dịch cao nhất cả nước. Hiện tại, giá khảo sát trên toàn quốc dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce
Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce

Giá vàng nhẫn 9999 tiếp tục tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, theo đà tăng của giá vàng thế giới. Hiện tại, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce.

Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%
Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%

Giá xăng dầu hôm nay 22/9, tính hết tuần này, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn WTI và Brent đều tăng hơn 4%.

Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/9 trong khoảng 119,500 - 120,000 đồng/kg, đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150,000 - 151,000 đồng/kg, thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu thế giới không thay đổi so với hôm qua.