PC Hưng Yên với giải pháp giảm sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
Để đảm bảo lưới điện luôn được vận hành an toàn, ổn định, đồng thời nâng cao chất lượng điện năng, Công ty Điện lực Hưng Yên (PC Hưng Yên) đã triển khai các giải pháp kiểm tra, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, củng cố lưới điện đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Trong đó, với mục đích hướng tới xây dựng ngành Điện Hưng Yên hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn tỉnh, PC Hưng Yên tập trung vào các dự án đa chia đa nối (MDMC) xây dựng mạch vòng hỗ trợ cấp điện giữa các đường dây góp phần giảm sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Hiện nay, lưới điện tỉnh Hưng Yên được cấp điện từ 5 trạm 220kV gồm trạm 220kV Phố Nối nối cấp (công suất 1x250MVA) thuộc trạm biến áp (TBA) 500kV Phố Nối, trạm 220kV Phố Nối (công suất 2x250MVA), trạm 220kV Kim Động (công suất 2x250MVA), trạm 220kV Yên Mỹ (công suất 1x250MVA), trạm TBA 220kV Long Biên (công suất 3x250MVA). Trên địa bàn tỉnh hiện có 29 đường dây 110kV, 18 trạm biến áp 110kV, trong đó có 34 máy biến áp (MBA) 110kV với công suất đặt 2.073MW (bao gồm TBA 110kV Thăng Long II là tài sản khách hàng với công suất đặt 3x63MW).
Các TBA 110kV trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được cấp điện từ 2 đến 3 đường dây 110kV và vận hành theo phương thức khép vòng nên đảm bảo linh hoạt trong vận hành và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo tiêu chí N-1. Lưới điện trung thế có 141 trên tổng số 145 đường dây được liên kết với nhau bằng các mạch vòng qua các máy cắt, recloser được nhận điện từ tối thiểu 3 nguồn điện trở lên do đó thuận lợi trong việc vận hành và sự cố vĩnh cửu lưới điện.
Việc Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện các giải pháp đa chia đa nối (MDMC) là giải pháp thực hiện xây dựng thêm các đoạn đường dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt (REC, LBS) để tạo liên lạc giữa các đường dây trung áp. Đó là thực hiện phân đoạn đường dây trung áp nhằm hạn chế tối đa khu vực mất điện khi cắt điện đường dây cấp điện hiện trạng để công tác hoặc khi phân đoạn, khắc phục sự cố.
Phương án đa chia đa nối MDMC là kết hợp với lắp đặt thiết bị, kênh truyền 3G/APN, cấu hình hệ thống kết nối các recloser, LBS về trung tâm điều khiển góp phần linh hoạt trong công tác thay đổi kết dây, phương thức vận hành các đường dây trung áp, không để đầy/quá tải đường dây, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao năng suất lao động.
Điều đó, tạo tiền đề cho việc áp dụng các giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối, đó là: Tính toán trào lưu công suất (DSPF - Distribution System Power Flow); dự báo công suất hệ thống (DSSE - Distribution System State Estimator); lập kế hoạch phụ tải ngắn hạn (STLS - Short-Term Load Scheduler); định vị sự cố (FLOC - Fault Location); cô lập và tái lập (FISR - Fault Isolation and Service Restoration) và kiểm soát hạn chế tổn thất (VCC - Volt-VAr Control).
Tất cả các giải pháp trên góp phần nâng cao tối đa hiệu quả của các dự án về nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tăng sản lượng điện thương phẩm, tăng năng suất lao động và giảm tổn thất điện năng.
Ngoài ra, khi đưa vào vận hành các dự án đa chia đa nối kết hợp với hệ thống kết nối các recloser, LBS về trung tâm điều khiển và đồng vị pha lưới điện trung áp bằng thiết bị kiểm tra đồng vị pha không dây còn phục vụ các giải pháp tự động trong xử lý sự cố như: Tự động phân đoạn sự cố và chuyển phương thức cấp điện cho các khách hàng không bị sự cố trong thời gian nhanh nhất giúp giảm phạm vi và thời gian bị mất điện do ảnh hưởng của sự cố. Qua đó, các quy trình điều độ, quy trình xử lý sự cố truyền thống thực hiện theo lệnh điều độ đã sử dụng phối hợp trình tự điều độ, xử lý sự cố từ hệ thống máy tính đảm bảo chính xác, an toàn và nhanh chóng, góp phần vào việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong ngành Điện.
Theo ông Ngô Thế Tuyển - Phó giám đốc PC Hưng Yên: Với mục đích hướng tới xây dựng ngành Điện Hưng Yên hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển về công nghiệp và đô thị, trong thời gian tới PC Hưng Yên sẽ có những giải pháp về công nghệ định hướng phát triển, sẽ có những giải pháp về công nghệ mới. Công ty bố trí nguồn vốn để tiếp tục nhân rộng, triển khai các dự án MDMC đối với các đường dây trung áp trên địa bàn. Bổ sung các thiết bị đóng cắt LBS, REC có kết nối và điều khiển xa và lắp đặt thiết bị, kênh truyền 3G/APN, cấu hình hệ thống kết nối các REC, LBS về Trung tâm điều khiển và tự động hóa (DMS) các mạch vòng lưới điện trung áp còn lại trên lưới điện tỉnh Hưng Yên.
Ông Bùi Quang Sỹ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thuận Đức cho biết:
Công ty có 4 nhà máy hoạt động trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Việc ngành điện đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong khâu vận hành lưới điện, hiện đại hóa lưới điện, áp dụng các công nghệ vào giúp linh hoạt trong việc cấp điện nên Công ty Cổ phần Thuận Đức ít bị gián đoạn trong các chu trình sản xuất, giúp tăng năng suất của công ty. Ngành điện có thể đang sửa chữa lưới điện nên tại nhà máy 1 tạm ngưng hoạt động thời gian ngắn, thì các nhà máy 2, 3, 4 của Công ty vẫn lao động và sản xuất bình thường.
Điều đó khá tiện cho khách hàng, nhất là những Công ty như chúng tôi sử dụng sản lượng điện khá lớn. Trung bình một năm, Công ty Cổ phần Thuận Đức sử dụng khoảng 28-30 triệu kW điện, vì thế nếu ngành điện chưa áp dụng những công nghệ mới, hiện đại hóa lưới điện thì Công ty sẽ bị ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất. Nhưng những năm gần đây, ngành điện Hưng Yên không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp điện cũng như các dịch vụ đến Công ty góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh và phát triển Công ty Cổ phần Thuận Đức.
Cùng với đó, PC Hưng Yên trang bị bổ sung các thiết bị tại trung tâm điều khiển (DMZ và Firewall) để kết nối các thiết bị trung áp (REC, RMU, LBS, …) về trung tâm điều khiển sử dụng kênh truyền 3G/APN đảm bảo đồng bộ với các dự án kết nối Recloser, LBS bằng kênh truyền 3G/APN do Công ty Điện lực Hưng Yên đang triển khai. Công ty đẩy mạnh áp dụng công nghệ đấu nối, sửa chữa điện nóng hotline lưới điện 35kV. Khi đó cơ bản sẽ đảm bảo toàn bộ lưới điện trung thế của ngành Điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ được đấu nối, sửa chữa bằng công nghệ hotline “làm việc trên lưới điện trung thế không phải cắt điện”.
Việc áp dụng công nghệ hiện đại này góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải trên địa bàn và không gây gián đoạn trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của khách hàng. Công ty cũng tăng cường ứng dụng đưa TBA 110kV kỹ thuật số sử dụng công nghệ quang hóa để chuyển đổi tín hiệu đo lường, điều khiển, trạng thái, cảnh báo,… vào ứng dụng.
Công ty Điện lực Hưng Yên đang triển khai các bước đưa TBA 110kV Lý Thường Kiệt 2 có công suất 63MVA vào vận hành, đây là TBA kỹ thuật số đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, dự kiến sẽ đóng điện vận hành trong năm 2023.
Huế Vũ
Tin mới
Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Sáng 19/9, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm trao đổi về xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Việt Nam và Vương quốc Anh tăng cường hợp tác về trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao
Việt Nam và Vương quốc Anh nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nhà cung cấp gạo lớn thứ hai cho Indonesia
Theo số liệu mới do Cơ quan BPS công bố, từ tháng 1 đến tháng 8/2024, Indonesia đã nhập khẩu 3,05 triệu tấn gạo trị giá 1,91 tỷ USD. Con số này tăng hơn 121% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 1,5% vào tổng lượng nhập khẩu phi dầu khí của Indonesia.
Chứng khoán phiên sáng 19/9: Động lực từ Fed là chưa đủ
Phút hứng khởi trôi qua khá nhanh nhờ hiệu ứng từ việc Fed cắt giảm lãi suất. Giao dịch trở lại trạng thái thận trọng, giằng co với biên độ hẹp đã quay trở lại với thị trường.
Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024
Sáng 19/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực tổ chức lễ bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc xin sởi
Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi, nhằm cơ bản hoàn tất bao phủ cho trên 95% dân số cảm nhiễm trong tháng Chín để kiểm soát dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9