Nước sông Sài Gòn dâng cao: Đâu chỉ do triều cường, mưa lũ?
Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ nước sông Sài Gòn dâng cao là do quy luật tự nhiên. Song những nhận định củaông Phạm Thế Vinh - Phó giám đốc Trung tâm KHCN (Viện KH Thủy lợi miền Nam)đã đưa ra một góc nhìn khác.
THCL Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ nước sông Sài Gòn dâng cao là do quy luật tự nhiên. Song những nhận định củaông Phạm Thế Vinh - Phó giám đốc Trung tâm KHCN (Viện KH Thủy lợi miền Nam)đã đưa ra một góc nhìn khác.
Ông Phạm Thế Vinh, PGĐ Trung tâm KHCN
Thời gian gần đây, triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nặng. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?
TP. HCM địa hình trũng thấp, việc ngập lụt không phải bây giờ mới xảy ra mà trước đây đã từng xảy ra rồi. Cũng phải xem khu vực ngập ở đâu, trước đây những nơi bị ngập là những nơi đất chưa sử dụng; nhưng giờ thì chúng ta đã phát triển cơ sở hạ tầng trên các địa hình đó và việc bị ngập là không thể tránh khỏi. Mức thủy triều cũng ngày càng cao hơn, tình hình ngập lụt hiện nay được đánh giá là khá nghiêm trọng.
Diện tích ao, hồ, mương, rạch bị san lấp nhiều, ảnh hưởng ra sao đến việc triều cường thường xuyên xảy ra và dâng cao khiến TP.HCM ngập lụt như hiện nay?
Không chỉ diện tích ao, hồ, kênh rạch bị san lấp, mà có thể nói cả các khu vực trũng thấp chứa triều, các khu rừng ngập mặn. Nếu chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng trên đó, dòng triều không thể vào được các khu này, áp lực triều ngoài biển sẽ mạnh lên trong sông làm mực nước triều gia tăng. Việc mực nước gia tăng sẽ gâp ngập thêm.
Ngoài ra, những khu vực trũng thấp hiện nay, nếu chúng ta xây dựng đường giao thông đi qua làm cắt dòng triều xâm nhập, cũng sẽ làm mực nước tăng lên.
Việc quy hoạch xây dựng đường xá, cầu cống, hạ tầng kỹ thuật có liên quan như thế nào đến việc triều cường lên cao?
Việc quy hoạch và xây dựng đường sá, đê bao, hạ tầng kỹ thuật sẽ quyết định rất lớn đến biến động mực nước triều. Cho tới nay, TP. HCM nói chung và hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai nói riêng đã triển khai hàng trăm dự án phát triển dân cư, đô thị, ngoài ra còn phát triển các khu dân cư tự phát…
Như vậy, các khu trũng thấp dân dần giảm đi so với trước đây khiến cho mực nước dâng cao. Cá nhân tôi cho rằng, việc quy hoạch tổng thể mặt bằng khu vực chưa quan tâm nhiều đến vấn đề duy trì các khu chứa nước, chưa chú trọng đến vấn đề cảnh quan sông nước là làm hiền hòa dòng nước trong sông.
Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, để giải quyết vấn đề trên là không dễ trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay.
Nhiều chương trình, dự án chống ngập lụt tại TP.HCM đã được đưa ra triển khai, nhưng đến nay tình trạng nước sông dâng cao, triều cường kết hợp mưa vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân nào khiến những dự án này chưa thực sự hiệu quả?
Chúng ta phải phân biệt chương trình, dự án kiểm soát ngập đang trên giấy với dự án kiểm soát ngập đã được xây dựng. Hiện nay, các công trình kiểm soát ngập đã được xây dựng còn khá ít, chủ yếu là các quy hoạch, dự án mới được lập mà chưa được xây dựng.
Ví dụ, dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn, các cống Bình Lợi, Bình Triệu, Nhiêu Lộc Thị Nghè, các cống CLAPE kiểm soát triều tại một số đường ống thoát nước… mới là những dự án kiểm soát triều đã được xây dựng. Các dự án này, theo tôi đã phát huy hiệu quả tốt.
Cho tới thời điểm hiện nay, nhiều chương trình, dự án chống ngập mới đang triển khai thực hiện và tôi cho rằng việc đầu tư vào kiểm soát triều còn khá nhỏ so với nhu cầu thực tế.
Như vậy, biện pháp cấp thiết cần làm là gì để ngăn chặn triều cường tiếp tục dâng cao trên diện rộng?
Theo tôi, đối với TP. HCM, để ngăn chặn triều cường, cần phải theo 2 giai đoạn:
Bước 1: Giai đoạn trước mắt cần xây dựng các công trình kiểm soát triều. Đây là giải pháp chúng ta đang triển khai hiện nay, bao gồm xây dựng các công trình cống lớn, kè và cống kiểm soát triều theo Quy hoạch 1547 giai đoạn 1. Các khu vực ngập triều khác cũng cần phải xây dựng công trình bảo vệ. Kết hợp với việc xây dựng các công trình này, cần phải lắp các cửa van 1 chiều tại các đường ống thoát nước tại các khu vực bì ngập do triều.
Ngoài ra, cần tuyên truyền trên thông tin đại chúng để người dân và địa phương biết được để bảo vệ các khu trũng, kênh rạch chứa nước.
Bước 2: Cần xác định rõ quy hoạch mặt bằng không gian đô thị của thành thố theo hướng nào. Liệu có thể thay đổi được quy hoạch hiện nay, liệu có thể điều chỉnh quy hoạch này theo hướng trả lại những khu chứa nước để giảm mực nước trong sông? Theo tôi, đây là điều rất khó khi nó liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế xã hội.
Nếu hướng này không thể giải quyết, có thể nghiên cứu co hẹp các cửa sông để làm giảm dòng triều vào trong khu vực và cũng sẽ làm giảm mực nước sông, tuy nhiên giải pháp này cũng cần phải nghiên cứu kỹ trước khi xây dựng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tiến Huy – Mai Hiền (Thực hiện)
Tin mới
Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam
Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng.
Gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh thị trường lao động biến đổi nhanh chóng. Là một trong những doanh nghiệp lớn, THACO chú trọng hợp tác với các trường cao đẳng, đại học trên cả nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, tư duy khoa học, hướng đến phát triển bền vững.
Tin vui cho công nhân, người lao động thu nhập thấp tại Nghệ An
Một dự án nhà ở xã hội với quy mô 7 tòa nhà chung cư cao 5 tầng, bao gồm 525 căn hộ diện tích 37- 69m2/căn và 23 căn nhà thấp tầng liền kề (nhà phố) vừa được ra mắt tại Nghệ An.
Cách nào để người lao động về già hưởng lương hưu cao?
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 giúp người lao động và người sử dụng lao động được phép tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung để hưởng lương hưu ở mức cao.
Nhiều loại nước hoa quả hiện diện tại đế chế xoài Pakistan
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan thì, việc Việt Nam xuất khẩu được nước trái cây vào "đế chế" trái cây Pakistan là một thành quả đáng tự hào, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu sang các mặt hàng chế biến sâu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường sau bão số 3
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6815/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước và thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 (yagi).
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam