Nữ sinh Trường TTPT- (Phù Ninh – Phú Thọ) bị đánh hội đồng: Cần làm rõ nguyên nhân và xử lý vụ việc
Trong ký ức của chị Hằng, hình ảnh cô con gái năng động, hoạt bát, hay nói cười đã mất đi từ 6 tháng trước. Thay vào
Trong ký ức của chị Hằng, hình ảnh cô con gái năng động, hoạt bát, hay nói cười đã mất đi từ 6 tháng trước. Thay vào đó là những cuộc nói chuyện của hai mẹ con chị Hằng giờ chỉ thông qua ám hiệu hay những dòng chữ viết trên giấy. Bởi, nửa năm gần đây Phương Hà đã rơi vào tình trạng “cấm khẩu”, không thể phát ra âm thanh nào từ miệng. Chuyện đau lòng này xảy ra sau khi em bị một nhóm bạn bạo hành ngay tại lớp học. Nguyên nhân của vụ bạo hành này là do hiểu lầm từ những bình luận trên mạng xã hội.
Nữ sinh bị đánh hội đồng
Chúng tôi gặp em Quyền Thị Phương Hà (SN 1998, trú tại xã Bình Bộ, Phù Ninh, Phú Thọ) khi gia đình đang làm thủ tục chuyển bảo hiểm để Phương Hà lên Hà Nội điều trị. Nửa năm qua, cô nữ sinh lớp 11A4 trường PTTH Tử Đà này đã trải qua rất nhiều lần chuyển viện, song, tình trạng sức khỏe không được cải thiện. Hiện nay Phương Hà vẫn không thể nói được.
Phương Hà chỉ có thể trò chuyện bằng cách viết ra giấy
Ánh mắt sợ sệt, khuôn mặt hốc hác và làn da tái nhợt, Phương Hà nhìn chúng tôi như cầu cứu. Không thể nói, vì thế, em giao tiếp bằng cách viết ra một quyển vở học sinh. Những con chữ dường như cũng run rẩy theo tâm trạng của nữ sinh 17 tuổi này: “Cháu đi học bị các bạn đánh, cháu không nói được gần 6 tháng nay rồi”. Chúng tôi hỏi nguyên nhân khiến em bị bạn học bạo hành, Phương Hà lặng lẽ viết: “Em cũng không biết vì lý do gì cả. Sau khi em bị đánh hai ngày thì em mới biết lý do... Em không biết là ai vào nick facebook của em chửi bạn D. (lớp 11A4), nhưng em không chửi. Bạn không điều tra người chửi mà bạn đổ thừa cho em, sau đó bạn đánh em”.
Chị Cao Thị Hằng nói trong nước mắt: “Hôm ấy là ngày 14/10/2014. Phương Hà về nhà trong tình trạng hoảng loạn, một bên mặt trái sưng tím, môi thì chảy máu. Tôi nghĩ ngay rằng con tôi bị đánh rồi, nhưng tôi hỏi cháu, thì cháu lại chối là ngã vào đống gạch. Nếu mà ngã vào đống gạch thì phải có xây xát chứ, vết đau ở đây không như bị ngã”.
Vì Phương Hà không kể cho mẹ chuyện bạn bè bạo hành, chị Hằng phải dò hỏi các bạn học của em và sự thật lúc đó mới được hé lộ. Chị Hằng bàng hoàng khi biết rằng Phương Hà đã bị đánh bởi 4 bạn nữ. Giọng nói đầy xót xa, người phụ nữ lam lũ: “Tôi nghe bạn cháu bảo là cháu D. rủ thêm 3 bạn nữ ở lớp khác đến đánh giúp. Bốn đứa nắm tóc Phương Hà, giật đầu cháu xuống đất rồi lấy đầu gối thúc vào mặt, vào cổ. Thật quá sức tàn nhẫn. Sự việc diễn ra ngay trong giờ truy bài, nhưng không thầy, cô giáo nào biết, mà các bạn trong lớp cũng không can ngăn hay thông báo với nhà trường”.
Ám ảnh sau những mày bị đánh
Những ngày sau khi bị đánh, sức khỏe của Phương Hà bắt đầu xuất hiện biển hiệu lạ. Trong khoảng tuần đầu tiên, Phương Hà nói rất khó khăn, chỉ nói được ngắn và ít lời. Một tuần sau đó, vào thời điểm trường PTTH Tử Đà tổ chức cuộc gặp mặt giữa gia đình chị Hằng và gia đình 4 học sinh gây ra vụ bạo hành, thì Phương Hà không nói được nữa. Em chỉ phát ra được những tiếng “a a” nho nhỏ, nước mắt giàn giụa, nhưng không phát ra tiếng khóc. Sau đó vài ngày, tiếng “a a” cũng biến mất. Tất cả còn lại chỉ là sự im lặng.
Chứng kiến tình trạng kỳ lạ của con gái, chị Hằng rất lo sợ. Chị đã đưa con gái đến điều trị ở nhiều bệnh viện, trong đó có Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, khoa thần kinh của bệnh viện Bạch Mai. Song, mọi sự chữa trị đều không có tác dụng. Nguyên nhân của chứng “cấm khẩu” mà Phương Hà mắc phải cũng khá mù mờ. Trong “Giấy ra viện” cấp cho Phương Hà của bệnh viện Đa khoa Phú Thọ chỉ ghi chuẩn đoán là “trạng thái stress cấp, sau sang chấn tâm lý”.
Giấy ra viện của Phương Hà ghi rõ “trạng thái stress cấp, sau sang chấn tâm lý”
Một người hàng xóm của gia đình chị Hằng, bà Vũ Thị Lương (SN 1950), xác nhận: “Cháu Phương Hà từ trước đến nay đều không có biểu hiện gì bất thường so với những đứa trẻ khác. Cháu nhanh nhẹn, hòa đồng, thường sang nhà tôi chơi. Sự tình đến như thế này, tôi và những người ở đây đều không hiểu ra làm sao cả. Có lẽ nó sợ quá nên thành ra “tịt” luôn”.
Hiện tại, Phương Hà đã nghỉ học hơn 5 tháng. Một số giáo viên đã đến nhà để động viên chị Hằng cho Phương Hà đi học trở lại, song người mẹ đã từ chối. Chị cho rằng bệnh tình của Phương Hà chưa tiến triển, đến lớp chỉ có thể ghi chép chứ không thể giao tiếp, hơn nữa, lại đứng trước nguy cơ ức chế tâm lý, nên không thể đi học. Như vậy, cuộc sống của cô nữ sinh đã hoàn toàn đảo lộn từ sau sự kiện bị đánh hội đồng bởi 4 bạn học.
Bị vu “ăn vạ”
Không hiểu bắt nguồn từ đâu lại xuất hiện những lời dị nghị khó nghe và ác ý nhắm vào gia đình Phương Hà. Một số người trong vùng cho rằng, Phương Hà là đứa trẻ “câm bẩm sinh”. Điều này khiến chị Hằng rất bức xúc: “Tôi không thể tưởng tượng được người ta lại đặt điều như thế? Nếu con tôi câm bẩm sinh, thì làm sao cháu học lên lớp 11 được? Hơn nữa, tất cả những người quen biết với cháu từ bé đều có thể chứng nhận rằng cháu vẫn nói chuyện bình thường cho đến ngày bị đánh. Tôi khẳng định, con tôi không bị câm”.
“Từ bé đến lớn, Phương Hà là một đứa con gái bình thường. Cháu vẫn hay nói, hay cười như bạn bè cũng trang lứa. Thậm chí, trong các dịp tụ tập hay lễ hội, cháu đều tham gia nhiệt tình vào phần văn nghệ, hát hò”. Chị Hằng phân trần. Sự thật là từ một cô nữ sinh hoạt bát, Phương Hà đã trở thành cô gái hoàn toàn không thể nói chuyện. Để giao tiếp với người khác, em chỉ có thể dùng động tác thân thể hoặc viết ra giấy
Dựa vào kết quả nội soi hạ họng – thanh quản của Phương Hà cho thấy “sụn nắp hai bên di động bình thường, hai dây thanh di động bình thường”, hệ thống phát âm của Phương Hà không có vấn đề gì. Vì vậy, một số người cho rằng Phương Hà và gia đình bà Hằng đang “diễn trò” để “ăn vạ đòi tiền”. Về thông tin này, bà Hằng phản bác: “Từ ngày cháu bị đánh, bốn gia đình kia chỉ đến thăm cháu một lần. Họ chỉ thăm cân đường hộp sữa thôi, chứ hoàn toàn không có tiền nong gì. Mọi sự chạy chữa cho cháu, gia đình tôi phải vay mượn để chi trả. Đến nay, tôi đã vay lãi của người ta hơn 30 triệu rồi. Tôi chỉ mong chữa cho con tôi nói được, chứ có lòng nào lại làm cái trò ăn vạ?”.
Từ ngày Phương Hà rơi vào tình trạng “cấm khẩu” vợ chồng chị Hằng nghỉ làm, dành nhiều thời gian hơn tâm sự với con. Phương Hà khao khát được đến trường, ngày nào em cũng mặc bộ đồng phục học sinh, nhưng không biết đến khi nào Phương Hà mới trở lại trường lớp, chiếc bàn học và những trang sách kia đã không đụng tới gần 6 tháng nay vì em không được đến trường.
Trên trang sách ghi những dòng chữ ngay ngắn Phương Hà: “bạn D nói với em về bảo bố mẹ mày nếu muốn con đi học thì đừng làm to, nếu muốn con nghỉ học dài dài thì cứ việc làm”. Không thể hình dung nổi ngay cả sau khi em bị đánh mà vẫn còn phải chịu thêm nhưng lời hăm dọa mà chính một trong số bạn đã đánh em nói ra.
Không những thế, em còn viết về một bị bác sỹ là người đầu tiên gia đình em nhờ sự giúp đỡ. Chính vị bác sỹ khám cho em nói “em ăn vạ hàng xóm để lấy tiền”. Sau khi đi viện thì các bạn cùng lớp nói em “ăn vạ để lấy tiền, nếu nhà mày thiếu tiền để tao bố thí cho”. Điều đó, em không thể tưởng tượng được và em bị xúc phạm.
Vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân khiến Phương Hà cấm khẩu, và liệu việc Phương Hà không nói được có liên quan gì đến chuyện cháu bị đánh ở trên lớp hay không?. Trong thời gian này, Phương Hà vẫn phải tiếp tục sống trong cảnh im lặng và sợ hãi.
Vụ việc trên đã kéo dài, cơ quan công an, Nhà trường, Sở Giáo dục Phú Thọ cần có giải pháp hỗ trợ gia đình em Phương Hà để làm rõ nguyên nhân, có biện pháp xử lý để em Phương Hà sớm trở lại học đường.
Ông Nguyễn Anh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường THPT Tử Đà, Phú Thọ cho biết: “Do sợ kỷ luật từ nhà trường nên em học sinh này không báo cáo sự việc với giáo viên ngay, cũng không báo với bảo vệ ngay. Gia đình chỉ điện thoại thông báo cho Giáo viên chủ nhiệm. Các em học sinh đánh bạn trước mắt sẽ xem xét hạ hạnh kiểm của HKI là hạnh kiểm yếu và bị cảnh cáo trước toàn trường".Tuy nhiên do hậu quả nghiêm trọng của vụ việc nên Nhà trường vẫn chưa có kết luận cuối cùng mà còn chờ từ phía Công an điều tra. Ông Bùi Văn Dũng, Phó trưởng Công an huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ cho biết, chỉ khi gây thương tích cho nạn nhận từ 11% trở lên mới khởi tố, nên phải chờ đợi kết quả giám định của Bệnh viện. |
Tuấn Anh – Đức Thuận
Tin mới
Giá cà phê hôm nay 12/9: Tăng 100 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 12/9 tăng nhẹ 100 đồng/kg ở Đắk Lắk và Lâm Đồng. Hiện giao dịch trong khoảng 119,800 - 120,300 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 12/9: Cao nhất 156,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 12/9 tăng rải rác từ 500 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua tại một số tỉnh Tây Nguyên. Hiện giao dịch trong khoảng 152,000-156,000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 12/9: Tăng 1.000 đồng/kg ở các tỉnh phía Nam
Giá heo hơi hôm nay 12/9 ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Bình Định. Hiện tại, giá heo hơi trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Bắc Giang có hơn 470 ha nuôi thủy sản bị ngập trong biển nước
Mưa lũ nhiều ngày khiến hàng trăm ha nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị ngập trong biển nước, gây thiệt hại nặng nề.
Tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và sông Thái Bình
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa thông báo tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long và sông Thái Bình; tin lũ trên sông Thao, sông Lô, sông Lục Nam và sông Hồng.
Bắc Ninh thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn FDI, đứng đầu cả nước
Ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh Bắc Ninh hiện dẫn đầu cả nước về vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD (chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 3 lần cùng kỳ).
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường