Nữ CEO bất động sản rẽ ngang nông sản: Trải lòng chuyện đời & chuyện nghề
“Phụ nữ làm kinh doanh, không hề có khoảng cách so với nam giới và dù ở vị trí nào, chỉ cần có niềm đam mê, thì mọi cống hiến sẽ đều được công nhận” – Đó là chia sẻ của Tổng giám đốc DTJ Group kiêm Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) – nữ doanh nhân Trần Thị Thu Hiền.
“Bén duyên” với kinh doanh
Không còn sự tất bật, vội vã như dịp gặp gỡ tôi khi chị vừa kết thúc vụ vải trứng, vải không hạt, thì vụ nhãn lồng lại sầm sập tới, khiến chị và những cộng sự “trở tay không kịp”; cuộc trò chuyện lần này giữa chị em chúng tôi, có dịp được thong dong hơn, lắng đọng hơn…
Vẫn bên tách trà cúc chi, táo đỏ, kỳ tử… thoảng hương thơm nhè nhẹ, ăn kèm tí tách với long nhãn “ôm” sen, và chút kẹo lạc mà nói như lời của chị là thức quà quê “cây nhà lá vườn”. Cơ duyên gặp gỡ dịp đầu xuân với chị, tôi được nghe chị trải lòng những nốt thăng trầm kể từ khi bước chân vào môi trường kinh doanh của một nữ doanh nhân bất động sản tay ngang bén duyên cùng nông sản…
Nhâm nhi chén trà nóng hổi, chị từ tốn chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề - từ những công việc đầu tiên đưa đẩy chị làm quen với kinh doanh do chuyên ngành chị được đào tạo là tài chính; công việc ban đầu khi chị mới ra trường làm việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, những số liệu về hoạt động bán hàng gần như ngấm vào mình; tới cơ duyên chị gặp gỡ “ông xã” - người đã chính thức dẫn dắt chị vào con đường kinh doanh lúc nào chẳng hay…
Chị Thu Hiền bộc bạch: “Mấu chốt khiến tôi chuyển sang kinh doanh, xuất phát từ “ông xã”. Bởi vì, anh ấy là người làm kinh doanh, đến lúc đó thì xác định phải làm thôi. Vợ chồng cùng nhau gánh vác chung lưng, đấu cật”.
Luôn tâm niệm kinh doanh từ cái Tâm, chị Hiền chia sẻ: “Khi tiếp cận những sản phẩm, hoặc lĩnh vực nào đó, thì mình đều làm với cái Tâm, tức là mình cảm thấy yêu thích, hứng thú. Mình càng vui hơn khi nhìn thấy được thành quả, những sự khác biệt tạo ra từ công việc. Phải thừa nhận - chính công việc kinh doanh giúp truyền cảm hứng cho mình, để mình thấy hoạt động kinh doanh cũng không phải là quá khó khăn gì và mình đến với kinh doanh một cách tự nhiên”.
Không thua cánh mày râu…
Theo chị Hiền, cái khó của phụ nữ khi kinh doanh đó là phải cân đối được quỹ thời gian, một khi sắp xếp được mọi việc ổn thỏa, thì chị em làm việc - không khác gì cánh mày râu. Đặc biệt, với chị Hiền thì việc kinh doanh rất gần gũi với chuyên ngành tài chính - nghiệp vụ chính chị được đào tạo bài bản.
Bởi vậy, nhiều người nói, ở vị trí của chị, có thể lựa chọn việc ở nhà nội trợ “nâng khăn, sửa túi” cho chồng; song, chị lại chọn kề vai, sát cánh bên cạnh chồng trên thương trường một cách tự nhiên mà chẳng hề áp lực.
Chị chia vui về bí quyết để có thể cân đối thời gian giữa công việc của 2 công ty và công việc của gia đình, bà mẹ của 3 con: “Mọi người cứ hay nói vui một câu là “bận con thấy non việc”. Nếu mà nói làm tốt cùng một lúc tất cả mọi việc là chị không biết được ai giỏi thế đâu”.
Cũng theo nữ doanh nhân, với chị, sẽ phải có các thứ tự ưu tiên, mà mình phải “non” một việc gì đi để ưu tiên sắp xếp việc công ty và việc gia đình - thì mới có thể phù hợp. Sức người mà, không thể nào làm tất cả cùng một lúc được! Bởi lẽ, các bạn nhỏ (các con) cũng có từng giai đoạn. Hiện tại, chỉ còn một bạn nhỏ thôi, còn hai chị gái cũng đã lớn, trưởng thành hơn".
Theo chị: “Việc của công ty, mình không làm một mình, có các cộng sự hỗ trợ, từng mảng đã được phân công khá là rõ ràng. Thế nên, cũng “không đến mức thiếu mình thì không thể được”.
Vì thế, những lúc con cái cần, tôi thường chủ động thu xếp để dành sự ưu tiên cho các con. Đương nhiên, để cân bằng tất cả công việc tốt vào cùng một thời điểm, thì không phải là việc dễ dàng”.
Chị Hiền quan niệm: “Trẻ con lớn lên, cũng có những quãng chuyển tiếp quan trọng, giai đoạn chuyển tiếp đó - chính là lúc mình không thể nào thiếu vắng, vì các con cần được quan tâm đầy đủ. Quan trọng - khi mà trẻ học hành, thì cần phải có nền nếp. Bố mẹ xây dựng nền nếp cho các con từ bạn lớn rồi đến bạn nhỏ; khi các anh chị đã làm tốt rồi, thì các em cũng vào nếp theo. Bởi vậy, các con, tính cách tương đối độc lập, luôn chủ động trong việc học hành.
Có lẽ, đó cũng là một sự may mắn của người mẹ để vợ chồng tôi có thể hỗ trợ được các con, dù có khoảng cách về địa lý, cũng rất yên tâm”.
Tư duy và sáng tạo
Những ý tưởng để phát triển các sản phẩm tốt, chất lượng, được nữ CEO Khim Food xây dựng từ chính nhu cầu của khách hàng. Chị luôn đặt mình vào khách hàng, suy nghĩ về những điều mà khách hàng mong chờ ở sản phẩm.
Chị Hiền trải lòng: “Tôi có quan điểm là đã làm rồi thì phải làm tốt hơn. Vì rằng, trên thị trường, bất kể sản phẩm nào, cũng đều có tính cạnh tranh, sản phẩm có cạnh tranh sẽ khiến cho người làm ra sản phẩm cần phải nỗ lực nhiều hơn. Khi công nghệ ngày càng phát triển, thì việc cập nhật thông tin trên thị trường rất là nhanh. Khi nhận được những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm tốt, ưng ý - chính là những động lực khiến cho tôi và đội ngũ nhân sự càng phải luôn luôn nỗ lực, có sự thay đổi, sáng tạo, áp dụng cải tiến mới để có thể đáp ứng được cái nhu cầu của khách hàng cao hơn".
Với những sản phẩm của Khim Food, đều mang yếu tố văn hóa từ những vùng, miền, địa phương nhất định, gợi nhớ cho khách hàng về những phong vị quê hương. Và ở đó, Ban lãnh đạo Khim Food luôn mong muốn khách hàng có nhiều sự lựa chọn phong phú.
Việc nâng cao giá trị của nông sản, gắn liền với văn hóa của vùng đất - là điều tôi luôn tâm đắc và tâm huyết. Các sản phẩm nông sản phải gần gũi với văn hóa, thể hiện được câu chuyện văn hóa.
Có như vậy, những giá trị truyền thống mới không bị mai một mà nó luôn được bảo tồn, được sống trong đời sống đương đại”.
Chị Hiền chia sẻ them về những dòng sản phẩm mới mà Khim Food định hướng phát triển: “Hầu hết các sản phẩm mà bên chúng tôi chú trọng đầu tư, phát triển, đều là những sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Cùng là sản phẩm chế biến, ăn vặt thôi, nhưng các thành phần của sản phẩm lại tốt cho giấc ngủ, tốt cho tim mạch, cho da; cũng là tách trà thôi, nhưng khi khách hàng sử dụng, lại tốt cho giấc ngủ, làm đẹp da…Sản phẩm của Khim Food, không chỉ dừng lại để ăn, mà nó còn bao hàm ý nghĩa thưởng thức”.
Nỗ lực vượt bão Covid-19
Năm 2021, khi thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng, không chỉ trong nước thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, mà trên thế giới, việc vận chuyển nông sản khó khăn, khiến nhu cầu mua cũng giảm mạnh.
Nhưng, với quyết tâm giải cứu nông sản, Khim Food cùng với lãnh đạo chính quyền tỉnh Hưng Yên, đã phải rất vất vả để kết nối, vận chuyển nhãn ra Hà Nội và một số địa phương lân cận.
Thời điểm đó, chứng kiến thứ quả đặc sản của Hưng Yên – phải vượt qua biết bao nhiêu chốt, trạm kiểm dịch để đến được những kệ hàng tại nhiều siêu thị của Thủ đô, chị Hiền đã rất xúc động.
Với tâm niệm “Lấy nhu cầu của khách hàng là trung tâm” - Khim Food của nữ CEO Thu Hiền luôn lựa chọn những sản phẩm độc, lạ và chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
Một trong những sản phẩm nông sản được khách hàng tiêu thụ rất “chạy” vào mùa hè 2023 đó là sản phẩm vải trứng (Hưng Yên) và vải ngọc (Thanh Hóa). Điều đặc biệt ở những trái vải này là giá bán lên tới mấy trăm nghìn đồng/kg (bằng giá cả hơn chục yến vải thông thường cộng lại), nhưng thời điểm tháng 6/2023, Khim Food vẫn chẳng đủ hàng để bán.
Khi nhắc tới trái vải trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ánh mắt chị như sáng rực lên. Chị chia sẻ: “Mặc dù, vụ vải không hạt và vải trứng hè 2023 đã kết thúc cả tháng trời, nhưng vẫn có rất nhiều khách gọi điện tới Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ đô để hỏi mua thêm 2 loại vải đặc biệt này”.
Và rằng: “Trái vải trứng, vải không hạt - cùng với thương hiệu Khim Food, đã theo máy bay vào Sài Gòn, ra cả nước ngoài, đây là điều mình rất tâm đắc”.
Tình yêu với nông sản Việt và nỗi niềm trăn trở về bài toán tiêu thụ, phân phối nông sản vùng, miền - như đã ngấm vào vị lãnh đạo Khim Food , điều này, khiến trong mỗi dòng chia sẻ của chị, đều toát lên sự tâm huyết, sẻ chia.
Chị Thu Hiền cho biết: “Trong vụ mùa vải 2024, Khim Food sẽ tiếp nối những thành công của năm trước; đồng thời nghiên cứu và cải tiến để có những phương án phân phối, vận chuyển tốt hơn nữa trong khâu thu hoạch, bảo quản, để đưa ra thị trường sản phẩm vừa đảm bảo được cả số lượng, chất lượng và đảm bảo về thời gian trái vải đến tay khách hàng được sử dụng tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, công ty mở rộng kênh phân phối để đưa trái vải trứng, vải không hạt tươi ngon trở thành thức quả biếu ở nước ngoài, cũng như tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước”.
Mang ân tình với quê hương, cùng tình yêu với nông sản, Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ đô luôn ấp ủ và xây dựng nên thương hiệu Khim Food ngày càng phát triển, để đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản chế biến, tốt cho sức khỏe, mang đậm vị quê hương.
Đến nay, các sản phẩm của Khim Food đều đạt tiêu chuẩn tự công bố và chính thức ra mắt trên thị trường...
Ghi chép của Kiều Tuyết
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường