Nông sản Việt Nam vươn xa thế giới: Thương hiệu dần được khẳng định
Thời gian qua, hàng hóa của Việt Nam liên tục được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nhưng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp vẫn còn thấp. Chính vì vậy, nhiều năm qua Bộ Công thương đã khuyến khích, giúp đỡ nhiều DN Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Đưa hàng Việt ra nước ngoài
Thời gian qua các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt đang ngày càng đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới, có khả năng cung ứng cho nhiều nhà nhập khẩu hàng đầu và kênh phân phối hiện đại.
Như mới đây, ngày 18/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu đã làm lễ công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Đánh dấu thành công cả quá trình 10 năm đàm phán gian nan và đầy thử thách. Quả xoài phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ… để vào thị trường Mỹ.
Ngoài trái xoài, những năm qua nhiều loại trái cây như vú sữa, nhãn lồng đặc sản Hưng Yên, trái dừa… đã được xuất khẩu vào thị trường “khó tính” này.
Theo báo cáo từ Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng trên 47,3% so năm 2017. Trong đó, ước tính các sản phẩm từ quả chiếm trên 80% tổng giá trị. Các loại quả xuất khẩu chủ yếu là thanh long (chiếm 1,1 tỷ USD); kế đó là chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng.
Cũng trong năm 2018, hàng rau quả của Việt Nam xuất sang 13 thị trường lớn trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 73,1% thị phần, còn lại là các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Úc…
Theo đó, để tăng cường sản lượng xuất khẩu rau quả ra nước ngoài các DN Việt Nam đang đầu tư mạnh các loại trái cây đặc sản để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường hơn.
Theo các chuyên gia, rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu thu được giá trị cao cần làm tốt công nghệ bảo quản, đơn cử như áp dụng công nghệ của Nhật Bản là bảo quản đông lạnh tế bào, giữ được trái cây tươi lâu cả năm trời, chất lượng vẫn đảm bảo.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phát biểu trước báo chí cho biết: “Để vào được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ XK. Đồng thời, Bộ NN&PTNT phối hợp với các DN tiếp tục xây dựng 7 nhà máy chế biến với quy mô vùng và khu vực. Song song đó, các DN cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài nhằm tăng giá trị sản phẩm”…
Cần đầu tư hơn nữa
Cũng trong năm 2018, hàng rau quả của Việt Nam xuất sang 13 thị trường lớn trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 73,1% thị phần, còn lại là các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Úc…
Việt Nam kỳ vọng đến năm 2020 sẽ xuất khẩu 3,6 tỷ USD trái cây, đồng thời tập trung xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chiếm 30-35% trên tổng sản lượng.
Theo như báo cáo, hiện cả nước có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp với tổng công suất trên 800.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, trái cây được đưa vào chế biến còn ít cả về chủng loại và sản lượng.
Riêng miền Nam có 71 cơ sở chế biến, nhưng hầu hết các nhà máy chế biến đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu, công suất thực tế chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế.
Nhiều chuyên gia về nông sản cho hay, để xuất khẩu một cách bền vững, bám rễ sâu tại thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhiều hơn nữa. Đó là xu hướng tiêu dùng của thị trường EU.
Theo ông Reindert Dekker, xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ ngày càng phổ biến tại EU. Tự nhiên – hữu cơ xích lại gần nhau hơn. Yêu cầu về tồn dư hoá học ngày càng nghiêm ngặt.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu của người mua hàng và nước mà mình xuất khẩu hàng sang. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng có kiến thức cao hơn, nên nhu cầu đòi hỏi cao hơn, sản phẩm không chỉ ngon, sạch mà còn tốt cho cơ thể, môi trường, vấn đề trách nhiệm xã hội của sản phẩm – tức là sản phẩm phải toàn diện.
Được biết, từ năm 2013 đến nay, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã phối hợp với CBI Hà Lan tổ chức chương trình hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường châu Âu cho các doanh nghiệp nông sản thực phẩm của Việt Nam. Hơn 40 công ty tham gia chương trình đều phát triển ngày càng mạnh mẽ, tăng thêm 200% giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu và các thị trường khác, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, để vào được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ XK. Đồng thời, Bộ NN&PTNT phối hợp với các DN tiếp tục xây dựng 7 nhà máy chế biến với quy mô vùng và khu vực. Song song đó, các DN cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài nhằm tăng giá trị sản phẩm...
Trang Nguyễn
Tin mới
Xét xử cựu chủ tịch, phó chủ tịch huyện, thị trấn, trưởng phòng đo đạc bản đồ, TN&MT...
Sau 3 ngày xét xử hình sự sơ thẩm, chiều 20/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án đối với 22 bị cáo từng là cán bộ, công chức ở huyện Đông Hòa (nay là thị xã Đông Hòa)...
Bổ nhiệm phó chánh văn phòng UBND tỉnh, phó giám đốc sở
UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT...
Bổ nhiệm 21 tân vụ trưởng, kiểm toán trưởng, phó kiểm toán trưởng
Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ nhiệm nhân sự Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng và tương tương.
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng, Vụ phó, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao
Ngày 20/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Ông Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì buổi Lễ.
Sửa đổi quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký Quyết định số 58/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghệ An mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 20/9, tại Tokyo, Nhật Bản, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Nghệ An năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM