Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông dân mất mùa vì dịch bệnh (Lâm Đồng) - Bài 2: Ngậm ngùi nhổ bỏ...

Theo một số nông hộ chuyên trồng rau, hoa, ở TP. Đà Lạt, cà chua ở huyện Đức Trong, Đơn Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), trong vòng 1 tháng qua, tình trạng “bệnh lạ” trên rau xuất hiện và bùng phát mạnh đến chóng mặt. Mặc dù nông dân áp dụng mọi khuyến cáo của ngành chức năng, nhưng đều không hiệu quả, khiến các nhà vườn phải ngậm ngùi nhổ bỏ vườn rau.

“Bệnh lạ” xuất hiện, nông dân không kịp trở tay!

Ông Nguyễn Văn Lợi, tổ trưởng Tổ Thánh Mẫu 2, cho biết, cây xà lách cô rôn được nông dân canh tác hàng chục năm qua, nhiều người còn ví von là loại “cây xóa đói giảm nghèo” vì dễ canh tác, gần như không có sâu bệnh, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vậy nhưng, chỉ trong vòng 1 tháng nay, các vườn cô rôn tại khu vực Thánh Mẫu và Đất Mới này đều bị hiện tượng héo vàng rồi chết dần, không rõ nguyên nhân, đây là lần đầu nông dân gặp tình cảnh này.

Nông dân mất mùa vì dịch bệnh (Lâm Đồng) - Bài 2: Ngậm ngùi nhổ bỏ... - Hình 1

Nông dân Đà Lạt ngậm ngùi nhổ bỏ vườn hoa

Ông Lê Hồng Kha (tổ Thánh Mẫu, P. 7 (TP. Đà Lạt) cho biết, gia đình xuống giống 2 sào (2.000 m²) xà lách được vài tuần thì thấy hiện tượng vàng lá và cây phát triển rất chậm nên đành nhổ bỏ, thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.

Ông Trần Duy Tài (tổ Thánh Mẫu, P. 7) xuống giống 1 sào cô rôn được vài tuần thì thấy hiện tượng vàng lá và cây phát triển rất chậm nên đành nhổ bỏ, mua cây giống khác trồng; thế nhưng, sau 3 tuần vườn rau lại úa vàng và thiệt hại khoảng 70%.

Ông Đỗ Đức Thuyết, đường Thánh Mẫu, P. 7, có 1.500 m2 rau cô rôn đã sắp cho thu hoạch. Cách đây khoảng 10 ngày, vườn rau đang tươi xanh bỗng chết hàng loạt.

Nhiều diện tích cô rôn tại khu vực Đất Mới cũng cảnh tương tự, trong đó mật độ cây bị nhiễm bệnh rất cao (từ 30 - 50% diện tích cây trồng). Theo quan sát bằng mắt thường, diện tích cô rôn bị nhiễm bệnh đều có các biểu hiện cây chuyển vàng, lùn, không phát triển, cháy lá và héo rủ…

Nhiều diện tích hoa cúc trên địa bàn TP. Đà Lạt, nhất là cúc đại đóa cũng chung tình trạng, nhiều nông hộ đã thất thu (bình quân mỗi sào thiệt hại từ 20 - 25 triệu đồng) vì phải nhổ bỏ.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng, ngụ P. 8 (TP. Đà Lạt) buồn bã ra vườn nhổ bỏ phần diện tích hoa cúc mắc bệnh còn lại với khoảng 1.000 m2. Trước đó, vợ chồng anh cũng đã phải nhổ bỏ khoảng 2.000 m2 hoa cúc sắp được thu hoạch.

Một số nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, đây là căn bệnh lạ, các gia đình có diện tích rau, hoa mắc bệnh vẫn chưa xác định được nguyên nhân cũng như biện pháp phòng trừ.

Theo anh Nguyễn Văn Thắng, ngụ P. 8 (TP. Đà Lạt): “Gia đình áp dụng mọi khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng một số thuốc để phòng ngừa của ngành chức năng, nhưng các biện pháp này vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả. Nông dân chúng tôi vẫn mong các nhà khoa học, các cơ quan chức năng sớm tìm ra giải pháp hữu hiệu để giúp ngăn ngừa những virus lạ gây hại trên các loại cây trồng”.

Nông dân ngậm ngùi nhổ bỏ hoa màu!

Theo thống kê của UBND P. 7 (TP. Đà Lạt), tại địa bàn có khoảng 50 ha canh tác xà lách cô rôn, trong đó gần 80% diện tích bị bệnh lạ gây thất thu lớn cho nông dân. Tại các P. 8, P. 11, nhiều nông hộ cũng lâm cảnh tương tự, phải nhổ bỏ.

Nông dân mất mùa vì dịch bệnh (Lâm Đồng) - Bài 2: Ngậm ngùi nhổ bỏ... - Hình 2

Bệnh lạ” xuất hiện, nông dân không kịp trở tay

Anh Nguyễn Văn Thắng, ngụ P. 8, cho biết, triệu chứng bệnh bắt đầu là xuất hiện các sọc màu đen ở thân cây, khi bị nặng thì đen cả đoạn thân cây, khô và thối biểu bì, các lá ngọn nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng, một thời gian ngắn sau, cây chết. Do không thể cứu vãn nên vợ chồng anh phải nhổ bỏ toàn bộ diện tích hoa cúc này để xử lý đất chuyển sang trồng loại hoa màu khác, chấp nhận một vụ hoa mất trắng.  

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hoa Đà Lạt, đến nay địa phương có 100 ha hoa nhiễm bệnh, trong đó 80 ha nhiễm nặng. Đặc biệt, loại bệnh này gây hại nặng trên giống cúc đóa và rải rác trên các giống cúc saphir, kim cương trắng, xanh Thái, vàng Thái…

Không chỉ nông dân trồng rau, hoa mới bị dịch bệnh “tấn công”, người dân trồng cà chua tại Lâm Đồng cũng đang “lâm nguy”. Trao đổi với chúng tôi, ngày 15/6, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện có 576 ha cà chua nhiễm bệnh xoăn lá virus, tập trung chủ yếu tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà.

“Vườn cây bị nhiễm bệnh xoăn lá virus sớm sẽ không có trái, còn nhiễm muộn cũng giảm tới 70% năng suất, gây thiệt hại rất lớn cho nông dân. Nếu trước kia năng suất 50 tấn/ha thì nay, chỉ còn khoảng 15 tấn”, ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, Lâm Đồng là địa phương chiếm 33% diện tích và 50% sản lượng cà chua cả nước, nhưng do bệnh virus hoành hành, lại chưa có thuốc đặc trị nên diện tích cà chua của tỉnh đang giảm rất mạnh, chỉ còn khoảng dưới 2.000 ha.

Kết quả kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy, bệnh xoăn lá virus, chủ yếu xuất phát từ các vườn ươm, khi cả hạt giống và gốc ghép đều nhiễm virus, thậm chí nhiều vườn ươm bị nhiễm virus đến 75%. Ngoài ra, các loại cây họ cà như cà tím, ớt cay… cũng bị nhiễm xoăn lá virus, nhưng mức độ gây hại thấp hơn nên người trồng chủ quan, từ đó lại thêm nguồn lây lan.

Cao Diên

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.