Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nói không với DN thua lỗ “kêu cứu”!

THCL Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển DN (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) chia sẻ: “Phải khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường, không một chính phủ nào tự đặt ra khung khổ chính sách và điều kiện pháp lý để giải cứu các DN làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, bất kể là DNNN hay DN tư nhân”.

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển DN (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Theo ông, trong một nền kinh tế thị trường, việc giải cứu những dự án có vốn nhà nước phải cần những điều kiện gì?

Ở nước ta, pháp luật về DN, DNNN hay về tổ chức chính phủ, cũng không có bất cứ quy định nào về trách nhiệm của Chính phủ phải hỗ trợ các khoản thua lỗ của DN. Nếu có, chỉ là các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tiếp cận tài chính ưu đãi..., nhưng chắc chắn không phải bù đắp các khoản thua lỗ của DN.

Một số ý kiến biện minh cho vai trò "giải cứu" của Chính phủ, thường lấy trường hợp Hoa Kỳ trong những năm khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng bản chất của các hành động can thiệp đó là hoạt động đầu tư của chính phủ (mua bán nợ xấu ngân hàng) hoặc tái cơ cấu quản trị (đặt Fannie Mae và Freddie Mac - 2 trong số những nhân tố dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008, dưới quyền quản trị có thời hạn của chính phủ).

Chính phủ có nên giải cứu những DN làm ăn thua lỗ hay để các DN đó phải chịu "lời ăn lỗ chịu" theo đúng quy luật kinh tế thị trường?

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đưa ra thông điệp rõ ràng về việc áp đặt cơ chế thị trường đầy đủ đối với DNNN. Các DN đa sở hữu có vốn nhà nước càng phải quán triệt nguyên tắc này. Và một trong những nguyên tắc quan trọng của việc áp đặt cơ chế thị trường chính là "lời ăn lỗ chịu". Nói cách khác đó là phải áp đặt nguyên tắc ràng buộc ngân sách, thiết lập kỷ luật tài chính, Nhà nước không trả nợ thay cho DN, không giải cứu khi thua lỗ và lâm vào tình trạng phá sản…

Khi một DNNN được hỗ trợ hoặc tránh phải giải thể, phá sản và không bị xử lý trách nhiệm, để xảy ra thua lỗ thì họ thường vin vào việc “sẽ tiếp tục có những hỗ trợ tiếp theo”... Nếu như lòng tin này trở thành một tâm lý chung có tính hệ thống, thì không thể nói tới việc áp đặt cơ chế thị trường đối với DNNN như đã đề ra.

Hiện nay, nhiều dự án có vốn nhà nước như Đạm Ninh Bình, Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng, Gang thép Thái Nguyên... lâm cảnh thua lỗ. Khi gặp khó khăn, những DN này thường gửi đơn “kêu cứu” lên bộ, ngành chủ quản, Thủ tướng Chính phủ.

Không thể loại trừ nguyên nhân họ đã có “lòng tin” về sự hỗ trợ của Nhà nước như đã thực hiện trong quá trình tái cơ cấu một số tập đoàn, tổng công ty yếu kém trước đây (chẳng hạn chuyển nợ, giãn nợ, xóa một phần nợ của Vinashin, Vinalines…).

Trên thực tế, một số dự án lớn có nguồn vốn vay nước ngoài từ bảo lãnh Chính phủ. Một số dự án khác hình thành sau khi có quyết định phê duyệt của cơ quan đại diện chủ sở hữu (bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh). Khi những dự án này kém hiệu quả và không trả nợ đúng hạn thì người cấp bảo lãnh hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm liên đới nếu như thỏa thuận/hợp đồng vay vốn có đề cập đến trách nhiệm này.

Cũng có những dự án, khi vay vốn thuộc các DN 100% vốn nhà nước, nhưng khi thực hiện lại được chuyển giao cho DN khác hoặc bản thân DN đã chuyển thành công ty cổ phần. Đây là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro đối với người vay, dễ phát sinh tranh chấp và đùn đẩy trách nhiệm khi thua lỗ, không trả được nợ.

Những yếu tố nêu trên có thể là nguyên nhân của việc liên tiếp có các dự án thua lỗ lớn, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hỗ trợ.

Thực tế đó đặt ra sự cần thiết phải rà soát, xem xét lại toàn bộ hệ thống chính sách và pháp luật về vấn đề này, từ đó hoàn thiện thể chế, xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan đối với tính hiệu quả của các dự án đầu tư lớn, bao gồm cả trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phê duyệt, thẩm định, giám sát, theo dõi, cảnh báo rủi ro trong các dự án đầu tư lớn của DN.

Bên cạnh những DN làm ăn thua lỗ thì một vấn đề khác của DNNN cũng khiến dư luận quan tâm đó là nhiều DNNN gửi hàng nghìn tỷ đồng vào NH lấy lãi, trong khi họ vẫn tiếp tục đi vay để đầu tư. Ông có bình luận gì về vấn đề này?

Về phương diện quản trị kinh doanh thuần túy, việc gửi NH nguồn tiền nhàn rỗi với lãi suất cao - có thể là phương án kinh doanh tốt, nhất là ở thời điểm khó khăn về thị trường.

Tuy nhiên, nếu đúng là vừa gửi tiền NH (được cho là nhàn rỗi), vừa đi vay để đầu tư vào ngành kinh doanh chính thì có thể do ưu đãi về nguồn vốn hoặc để thực hiện cam kết vay vốn đã ký kết trong các giai đoạn trước hoặc do DN được nhận chuyển giao các dự án từ đầu tư vốn nhà nước (bao gồm cả trách nhiệm trả nợ)... Nếu không, hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về quan hệ lợi ích trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư. Và điều này, như trên đã đề cập, đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý DNNN nói chung, thẩm định, phê duyệt, theo dõi, ngăn ngừa rủi ro, giám sát, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư của DN nói riêng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bùi Quyền (Thực hiện)

Tin mới

Geely Auto có kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Geely Auto có kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam

Ông Gan Jiayue đã báo cáo một số nét chính trong hoạt động của tập đoàn trên thế giới, đặc biệt là đã mua lại và hợp tác với nhiều nhãn hiệu ô tô nổi tiếng thế giới với các dòng xe xăng, xe điện, xe lai xăng điện…

Đề nghị truy tố cựu giám đốc, phó giám đốc sở...
Đề nghị truy tố cựu giám đốc, phó giám đốc sở...

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở NN&PTNT TP. HCM, cựu phó giám đốc Sở KH&ĐT TP. HCM, cùng 11 bị can...

Quảng Ninh miễn 100% học phí từ mầm non đến hết lớp 12 năm học 2024-2025
Quảng Ninh miễn 100% học phí từ mầm non đến hết lớp 12 năm học 2024-2025

Đây là một trong những nội dung kỳ họp thứ 21 ngày 23/9 Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2025.

Hà Tĩnh: Thông xe tuyến Quốc lộ 8A sau sự cố sạt lở đất
Hà Tĩnh: Thông xe tuyến Quốc lộ 8A sau sự cố sạt lở đất

Sau khi xảy ra sự cố sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 8A, tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng chức năng đã huy động máy móc, lực lượng để khắc phục. Sau nhiều giờ nỗ lực dời dọn đất đá sạt lở, đường Đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã thông xe trở lại.

Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng Vũng Áng
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng Vũng Áng

Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên của dự án Điện gió Hải Anh - Quảng Trị cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với định hướng phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển ở Hà Tĩnh.

Công an Hải Dương đẩy nhanh thực hiện Đề án 06
Công an Hải Dương đẩy nhanh thực hiện Đề án 06

Công an tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06 của Chính phủ với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.