Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những nét "đặc sắc" dịp Tết Âm lịch các nước châu Á

Tết Âm lịch là lễ hội lớn nhất trong năm của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cùng điểm qua những phong tục đặc biệt của: Trung Quốc, Singapore, Mông Cổ, Hàn Quốc và Triều Tiên trong những ngày đầu năm mới có điểm gì giống và khác Việt Nam nhé!

THCL Tết Âm lịch là lễ hội lớn nhất trong năm của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cùng điểm qua những phong tục đặc biệt của Trung Quốc, Singapore, Mông Cổ, Hàn Quốc và Triều Tiên trong những ngày đầu năm mới có điểm gì giống và khác Việt Nam nhé!

Trung Quốc

Là một quốc gia gần kề với Việt Nam, Trung Quốc đón năm mới bắt đầu từ ngày 1 tới ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Trước đó, người dân Trung Quốc thường dọn dẹp và trang hoàng lại nhà cửa với mong muốn “xua đuổi” những điều xui xẻo trong năm cũ.

 Những nét

Vào những ngày Tết, người dân Trung Quốc có thói quen đi lễ chùa cầu bình an, vì thế các điểm chùa chiền ngày Tết hàng nghìn người đổ về, tạo nên không khí tươi vui trong những ngày đầu năm mới.

Trong văn hóa của người Trung Quốc, Nina là con quái vật thường xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá người dân. Tuy nhiên, quái vật Nina rất sợ màu đỏ và tiếng ồn, vì vậy người Trung Quốc thường trang hoàng đường phố, nhà cửa bằng màu đỏ, cũng như đốt pháo vào dịp năm mới để xua đuổi quái vật mang lại may mắn cho gia đình.

 Những nét

Trong 3 ngày đầu năm mới, ngày mồng 1 người dân Trung Quốc thường quay quần bên gia đình, cũng như chúc tết người thân. Ngày mồng 2 là ngày con gái đi lấy chồng trở về nhà bố mẹ đẻ, vì theo quan niệm của người Trung Quốc, khi con gái đi lấy chồng phải theo nhà chồng vì vậy có rất ít thời gian bên cạnh bố mẹ đẻ. Chính vì thế, ngày mồng 2 là ngày đoàn viên, cũng như dành thời gian cho họ hàng đằng ngoại.

Những nét

Ngày mồng 3 là ngày hóa vàng, người dân sẽ đi lễ chùa cầu bình an, sau đó về nhà thắp hương và hóa tiền vàng để mong mọi điều may mắn sẽ đến trong 1 năm.

Singapore

Là đất nước có 80% tỷ lệ người Hoa sinh sống, vì vậy những ngày Tết âm lịch là dịp vô cùng quan trọng đối với đất nước Quốc đảo. Những ngày này, đường phố thường được trang hoàng rất nhiều đèn lồng và linh vật trong năm.

 Những nét

Trẻ em Singapore thường diện quần áo mới, sáng ngày mồng 1 chờ người lớn tuổi lì xì. Món ăn không thể thiếu đối với người Singapore trong những ngày Tết là cá, vì người dân Quốc đảo quan niệm, cá sẽ mang may mắn đến với mọi người trong năm mới.

 Những nét

Lễ hội lớn nhất của Đảo quốc sư tử là lễ hội Chun Jie, thông thường kéo dài từ đầu tháng 1 tới giữa tháng 2, với hàng loạt hoạt động chính gồm: Singapore River Hongbao; lễ diễu hành Chingay Parade of Dreams, lễ diễu hành ở khu phố người Hoa hay lễ hội thả hoa đăng trên sông… thu hút hàng nghìn người tham dự

Hàn Quốc

Ngày Tết âm lịch của xử sở Kim Chi thường được gọi là Seollal. Từ cuối tháng 12, người dân Hàn Quốc bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, cũng như chuẩn bị muối các loại kim chi để ăn trong ngày đầu năm mới.

Những nét

Người Hàn Quốc thường tắm nước nóng và ngày cuối năm để tẩy trần. Phút giao thừa tới, người Hàn Quốc thường đốt que tre để xua đuổi ma quỷ. Ẩm thực của người Hàn Quốc rất đa dạng và cầu kỳ trong khâu chế biến. Thông thường có tới 20 món ăn được chuẩn bị cho thời khắc giao thừa, và món ăn không thể thiếu chắc chắn là kim chi cay.

 Những nét

Trong văn hóa của người Hàn Quốc, đêm giao thừa mọi người thường không ngủ vì sợ ngủ dậy sẽ bạc trắng đầu và kém minh mẫn. Sáng ngày mồng 1, cả gia đình sẽ mặc trang phục truyền thống và lễ bái tổ tiên. Người trẻ sẽ quỳ lạy người già, còn người già sẽ đáp lễ bằng cách mừng tuổi.

Triều Tiên

Năm mới của người Triều Tiên được gọi là “Nguyệt Nhật”. Trong những ngày này, người dân Triều Tiên thường dọn dẹp nhà cửa, mặc những bộ quần áo mới nhất, sau đó đi chúc Tết họ hàng, người thân.

Những nét

Trong văn hóa của người Triều Tiên không thể thiếu nghi thức “đuổi quỷ” và “đốt tóc”. Để “đuổi quỷ”, người dân Triều Tiên sẽ làm hình nộm bằng rơm, ở giữa nhét tiền. Sau đó ngay trong sáng sớm mồng 1 sẽ vứt ra ngã tư đường với mong muốn xua đuổi quỷ dữ, nghinh đón điều tốt lành. Còn “đốt tóc” sẽ được thực hiện bằng cách gom lại những sợi tóc rụng trong năm vào 1 hộp nhỏ, chiều tà ngày mồng 1 sẽ vứt ra trước cửa nhà để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh.

Mông Cổ

Ngày đầu năm mới tại đất nước Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng. Đây được coi như thời điểm kết thúc những tháng mùa đông lạnh lẽo, cũng như thời điểm đoàn tụ gia đình.

 Những nét

Là đất nước của những thảo nguyên rộng ngút ngát chân trời, món ăn không thể thiếu của người Mông Cổ là thịt cừu, sữa dê, sữa ngựa... Vì vậy ngày Tết của người Mông Cổ chủ yếu là những món ăn được chế biến từ thịt cừu, hay sữa ngựa lên men.

 Những nét

Những ngày đầu năm mới, người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc. Ngày mồng 1, người dân dậy thật sớm (trước lúc mặt trời mọc), ăn bánh bao hấp và uống sữa ngựa lên men. Sau đó sang nhà hàng xóm chúc tụng và tặng quà lẫn nhau.

Quang Nam(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó

Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.

Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.

Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà
Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà

Ngày 21/9/2024, tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.

Quảng Ninh: Triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
Quảng Ninh: Triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Văn bản số 2747/UBND-KTTC về việc triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các TCTD bị thiệt hại do cơn bão số 3 theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ.

Lào Cai: Khởi công khu tái định cư Làng Nủ
Lào Cai: Khởi công khu tái định cư Làng Nủ

Chiều nay (21/9), UBND tỉnh Lào Cai và Đài truyền hình Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi xảy ra trận lũ quét, sạt lở kinh hoàng ngày 10/9 vừa qua.

OPPO Find X8 series sẽ được trang bị viên pin silicon-carbon dung lượng lớn
OPPO Find X8 series sẽ được trang bị viên pin silicon-carbon dung lượng lớn

Giám đốc sản phẩm Oppo Zhou Yibao xác nhận dòng flagship Find X8 sắp ra măt sẽ dùng pin silicon -carbon thế hệ mới với tên gọi Glacier.