Nhiều sai phạm trong quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong thu phí xuất khẩu lao động.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương và Hưng Yên. Kết luận cho thấy, Bộ LĐTB&XH- đặc biệt là Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) có nhiều sai phạm trong quản lý doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn cho người lao động.
Kết luận thanh tra nêu rõ, giai đoạn 2013 - 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội "chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài"; "không có biện pháp giải quyết triệt để, không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có biện pháp đàm phán với nước ngoài nhằm giảm chi phí cho người lao động".
Trong thời gian dài, Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội "không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) còn phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của thị trường tiếp nhận là không phải chi trả (Đài Loan, Nhật Bản)".
Quy định mức phí, phí đào tạo thị trường Nhật Bản chưa phù hợp với chính sách và thỏa thuận đã ký của Nhật Bản, cũng không đúng với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến lao động, là nguyên nhân cơ bản khiến nhiều người bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
Cục QLĐNN đã không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản, dẫn đến trong thời gian dài người lao động phải chi trả mức phí quá cao (7.000 - 8.000 USD/người).
Cũng theo Kết luận thanh tra, Cục QLLĐNN đã tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản; trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết vấn đề tiền môi giới thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Tham mưu ban hành một số văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản không đúng thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản. Trong thời gian dài không có biện pháp tham mưu Bộ giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan và Nhật Bản. Cục tham mưu bộ cấp giấy phép, đổi giấy phép hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều DN sau cấp phép hoạt động không hiệu quả, không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài…
Bên cạnh đó, Cục phát hiện nhiều DN không làm thủ tục cấp đổi giấy phép nhưng buông lỏng, không có phương án xử lý. Không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015. Tham mưu, ban hành văn bản đồng ý cho 13 doanh nghiệp được thí điểm đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản, khi chưa ký ghi nhớ hợp tác để triển khai chương trình...".
Thanh tra Bộ LĐTB&XH cũng bị chỉ ra sai phạm khi không xử phạt hết hành vi vi phạm hành chính của DN với số tiền gần 9 tỷ đồng.
Đối với UBND 6 tỉnh được thanh tra (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương và Hưng Yên), Thanh tra Chính phủ kết luận việc kiểm tra đối với các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thường xuyên; việc quản lý lao động về nước còn hạn chế; còn tình trạng tổ chức, doanh nghiệp mở chi nhánh, văn phòng đại diện tuyển sinh du học gắn với việc làm có thu nhập cao tại Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng "thực chất là một dạng xuất khẩu lao động, gây nguy cơ hậu quả khó xử lý (Phú thọ, nghệ an, hà tĩnh).
Trong quá trình làm việc, đoàn thanh tra phát hiện hiện tượng người lao động tự ý hoặc thông qua môi giới bằng hình thức đi du lịch, thăm người thân, kết hôn giả... để sang một số nước như: Angola, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada, các nước Đông Âu làm việc không có hợp đồng lao động, cư trú bất hợp pháp (việc này phổ biến tại Nghệ An)....
Trước nhiều tồn tại, hạn chế và vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2013 - 2018, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTB&XH rà soát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tăng cường quản lý, bảo vệ lao động; ban hành cơ chế, chế tài quản lý lao động bỏ trốn…
Đồng thời, kiểm tra cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề tiền môi giới thị trường Đài Loan và Nhật Bản; rà soát điều chỉnh mức thu phí và phí đào tạo thị trường Nhật Bản, hủy bảo các văn bản được ban hành không đúng quy định được nêu tại Kết luận thanh tra.
Về xử lý trách nhiệm, Thanh tra Chính hpủ đề nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm đối với Cục trưởng Cục QLLĐNN giai đoạn 2012 - 2016 trong việc tham mưu ban hành và ban hành các các văn bản không đúng quy định của pháp luật và các văn bản cho phép DN thu phí thị trường Nhật Bản; không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015.
Cục trưởng Cục QLLĐNN từng thời kỳ từ năm 2000 đến thời điểm thanh tra trong việc tham mưu Bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan, Nhật Bản, không xây dựng chiến lược dài hạn, không báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện nhiệm vụ, chậm kiến nghị sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đ làm việc ở nước ngoài; tham ữu bộ trong việc ấp…
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm với Chánh thanh tra Bộ LĐTB&XH qua giai đoạn 2013- 2018 trong tham mưu Bộ ban hành quy định chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Bộ LĐTB&XH không đầy đủ nội dung theo quy định. Xử lý trách nhệm của Chánh thanh tra bộ thời kỳ năm 2015-2018 do không xử phạt hết lỗi vi phạm hành chính của DN.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng đền nghị rà soát và rút giấy phép của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng tránh bão và hoàn lưu sau bão
Các phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo lực lượng công an triển khai các phương án phòng, tránh bão và hoàn lưu sau bão...
Tây Ninh: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, 1 cá nhân bị phạt 40 triệu đồng
Đội số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.
Một công ty lớn Hàn Quốc đầu tư 100 triệu USD xây nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
Đó là Công ty CP Signetics (Signetics) - công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong. Nhà máy bán dẫn sẽ xây dựng tại Khu Công nghiệp Bá Thiện với diện tích 5ha.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn
Ngày 19/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng, giai đoạn 2019 - 2024.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023