Căng tin bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
Tại căng tin nhà D, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hiện tượng hàng hóa nhập ngoại không dán tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ; công khai bán thuốc trái phép; bán sữa, vú ngậm dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sai quy định,… đó là những gì phóng viên ghi nhận được tại căng tin nhà D thuộc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
LTS: Liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh, đã có quy định ở các văn bản cụ thể. Thế nhưng, từ việc mục sở thị của phóng viên Thương hiệu và Công luận đã phát hiện, phản ánh của người nhà bệnh nhân là có cơ sở, có nhiều bất thường. Chúng ta cùng tìm hiểu việc bán hàng của căng tin ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
Bài 1: Căng tin hàng tạp hóa bán thuốc và các sản phẩm phục vụ trẻ sơ sinh không đúng quy định
Tại căng tin nhà D, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang bày và bán hàng hóa nhập ngoại không dán tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người chủ căng tin còn bán thuốc kê đơn; bán sữa, vú ngậm dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Được biết đến là Bệnh viện hạng I, chuyên khoa tuyến cuối của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực Sản – Phụ – Nhi khoa, từ năm 2014, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương. Mỗi ngày hàng trăm lượt bệnh nhân qua lại khám và điều trị tại đây.
Xuống căng tin để mua thuốc giảm đau thuộc loại phải kê đơn
Phóng viên (PV) có mặt tại tầng 4 nhà D thuộc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Sau khi nhận được phản ánh, PV đã trực tiếp tìm hiểu, trò chuyện với những người thân của những sản phụ đang được điều trị sau sinh, PV được một số người nhà bệnh nhân bật mí: Dưới căng tin có tên Hà Dư nằm tại tầng 1 của tòa nhà bán đủ loại sản phẩm cho trẻ sơ sinh, từ các sản phẩm thiết yếu như băng gạc, sữa dành cho trẻ sinh thiếu tháng, vú ngậm dành cho trẻ sơ sinh, thậm chí là thuốc đều có đủ.
Dù bất ngờ, nhưng PV phải có mặt tại căng tin Hà Dư để tìm hiểu sự việc. Gọi là căng tin, nhưng thực chất đây là một cửa hàng tự chọn trong khuôn viên Bệnh viện, ở vị trí khá đắc địa của Bệnh viện. Tại căng tin, chúng tôi thấy có đủ loại nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho bà mẹ và trẻ em.
Các sản phẩm từ trong nước đến nhập ngoại đủ chủng loại được bày, bán. Nó ở trên các kệ hàng, rồi thì được chủ căng tin vứt đống dưới sàn. Qua theo dõi, PV phát hiện, mỗi ngày ước chừng hàng trăm lượt khách ra vào mua các sản phẩm cần thiết cho bệnh nhân. PV thấy, mua hàng ở căng tin này 24/24 và khi trao đổi thì nhân viên bán hàng cũng khẳng định: Căng tin mở cửa đến 24h đêm để phục vụ “thượng đế”.
Với lý do cần mua một viên giảm đau đề phòng sản phụ đau quá thì dùng, không chút do dự PV được người bán hàng mở tủ lạnh lấy hộp thuốc ra rồi bóc một viên giảm đau dạng viên đạn (loại dùng để đút hậu môn) có tên Voltaren 100mg như một món hàng thông thường để bán cho khách với giá 30.000 đồng.
Khi được hỏi giờ chưa dùng ngay thì bảo quản thế nào, vì trên phòng không có tủ lạnh? PV được nhân viên này hướng dẫn chỉ cần để trong phòng mát là được và không có bất kỳ một hướng dẫn cách sử dụng gì liên quan đến sản phẩm.
Theo quy định, Voltaren 100mg là loại thuốc chỉ được phép bán theo đơn của bác sĩ và phải được bán ở những cơ sở kinh doanh dược phẩm đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Vậy, căng tin Hà Dư bán như thế là như thế nào? Giám đốc Bệnh viện không biết gì sao? Theo quy định tại Luật Dược 2016 thì các cơ sở kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc (cơ sở bán lẻ thuốc) phải đăng ký kinh doanh và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định.
Cũng theo quy định, cá nhân bán thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược sẽ bị xử phạt rất nặng. Chiểu theo theo điểm a, khoản 5 và điểm c, khoản 8, Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt sẽ từ 40 triệu đến 60 triệu đồng và áp dụng một số hình phạt bổ sung khác liên quan đến hành vi bán thuốc trái phép trên.
Bán sữa, vú ngậm cho trẻ sơ sinh như hàng hóa thông thường
Mục sở thị căng tin Hà Dư, PV quan sát được nhiều bất cập liên quan đến hàng hóa đang được kinh doanh tại đây.
Cũng tại cơ sở này, khi PV ngỏ ý muốn mua sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng, nhân viên bán hàng không ngần ngại mở tủ dưới chân bàn lấy ra một hộp sữa có tên Frisolac với giá 260.000 đồng để giới thiệu.
Bên cạnh đó, qua quan sát có rất nhiều các sản phẩm vú ngậm nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nhật Bản được bày bán một cách công khai như các mặt hàng khác.
Theo Điều 12 Nghị định số 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo nêu rõ: “Cơ sở y tế không được: a) Tổ chức bán hoặc cho phép bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, trừ nhà thuốc bệnh viện; b) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trưng bày, niêm yết bất kỳ vật dụng, thiết bị nào có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo tại cơ sở y tế”. Đây là căng tin, vì thế không được bán những sản phẩm trên.
Tiếp tục dạo quanh một vòng tại căng tin Hà Dư, PV quan sát được các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho bệnh nhân tại bệnh viện được bày bán đa dạng. Ngoài các sản phẩm trong nước, chủ cơ sở này còn cài thêm nhiều sản phẩm ngoại nhập.
Điều đáng nói, nhiều sản phẩm ngoại nhập tại đây không được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ như: Ấm siêu tốc, bánh kẹo dành cho trẻ em, sản phẩm bình bú dành cho trẻ em, đồ chơi trẻ em,… trên bao bì in chữ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… tuy nhiên không hề có bất kỳ thông tin nào bằng tiếng Việt thể hiện đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Chúng tôi thật bất ngờ, các hoạt động trên lại diễn ra trong căng tin, bán hàng hóa tại khuôn viên Bệnh viện. Và, việc người nhà của bệnh nhi, của sản phụ phán ánh là sự thực.
Vậy, thực trạng công tác khám chữa bệnh và chuyện kê đơn thuốc cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân đi mua thuốc… sẽ có trong bài viết tiếp theo.
Chúng tôi đến "mục sở thị" trước và đúng những ngày cơn bão số 3 (bão Yagi) và điều rất đau lòng là những phản ánh lại là sự thật. Trong mưa lũ, ngập lụt, đáng ra, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân được hỗ trợ nhưng họ phải mua từng cái sổ khám bệnh, mua thuốc thì đắt gấp rưỡi...
(còn nữa)
H.A
Tin mới
Thêm 1 đội xung kích Điện lực Hà Tĩnh hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục bão số 3
Điện lực Hà Tĩnh vừa cử thêm 1 đội xung kích gồm 16 cán bộ, công nhân lên đường tham gia hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra.
BAF hợp tác với Muyuan: “Cái bắt tay” nhằm xây dựng thương hiệu trên toàn thế giới
Ngày 16/9, Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) công bố thoả thuận hợp tác với Muyuan (Muyuan Foods Co., Ltd). Đây được xem là bước tiến quan trọng của BAF trong việc xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị thương mại trên toàn thế giới.
Bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An vừa phối hợp, phát hiện, bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất.
Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ số 3
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường tại Công văn số 2606/TCQLTT-VPTC, phát huy truyền thống tốt đẹp nghìn năm qua của đất nước Việt Nam. Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, kêu gọi toàn thể công chức, người lao động thuộc Cục hướng về đồng bào miền Bắc ruột thịt bị thiệt hại do bão, lũ số 3 gây ra.
Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án tại Hải Dương
Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Long An triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường
UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới