Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

"Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tôi tin tưởng rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí, hành động; cùng sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19, góp phần vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng…”.

Ngành y tế Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm “vì ngày mai sạch bóng giặc covid-19”
Ngành y tế Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm “vì ngày mai sạch bóng giặc covid-19”.

Chiến thắng trên từng "trận đánh"

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở nước ta, được phát hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) vào ngày 23/01/2020 (tức 29 Tết Canh Tý). Chiều mùng 3 Tết, cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra, chính thức phát động toàn dân “chống dịch như chống giặc”.

Ngày 29/01/2020, Ban Bí thư ban hành công văn hỏa tốc về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra. Trong đó, nêu rõ: Xác định công tác phòng chống dịch do chủng mới Corona là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành đề ra, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Ban Bí thư yêu cầu người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch. Cùng với đó, chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng kịch bản phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”: Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ và nhân lực tại chỗ.

Cùng sát cánh đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân
Cùng sát cánh đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân.

Ban Bí thư cũng yêu cầu xây dựng các phương án phòng chống theo từng cấp độ lây lan dịch, thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, các hội nghị, hội thảo để tập trung phòng chống dịch.

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất “chống dịch như chống giặc” - Việt Nam đã có những biện pháp phòng thủ tốt nhất có thể ngay từ đầu, đã đem lại kết quả cụ thể cho từng giai đoạn, từng trận đánh.

"Trận chiến mở màn" (giai đoạn 1), chúng ta đã chiến thắng, cắt đứt mạch lây lan và điều trị khỏi bệnh cho những người bị nhiễm Covid-19 trên chuyến bay đi từ vùng dịch Vũ Hán (Trung Quốc) về nước và những ca lây lan; 16 bệnh nhân và ổ dịch xã Sơn Lôi (tỉnh Vĩnh Phúc) được cách ly, dập dịch thành công, đã rút ra được những bài học đầu tiên trong công tác phòng chống dịch.

Bước vào giai đoạn 2, bắt đầu từ khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện (ngày 06/03/2020), "trận chiến" đã trở nên khốc liệt hơn, khi lúc này dịch đã lan ra hơn 100 nước trên thế giới. Thấy rõ được tính chất phức tạp và nguy hiểm của sự lây lan từ nguồn lây bên ngoài về trong nước, Chính phủ đã quyết định cho cách ly toàn bộ những người trên các chuyến bay từ vùng dịch về để hạn chế tối đa nguồn lây. Nhiều điểm cách ly tập trung được hình thành, những người đi từ vùng dịch về đều được xét nghiệm sàng lọc và cách ly 14 ngày, sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, có giấy chứng nhận y tế, mỗi cá nhân về địa phương và gia đình tiếp tục cách ly 14 ngày tại gia đình. Biện pháp này, đã giúp ngăn chặn hiệu quả triệt để nguồn lây từ bên ngoài vào trong nước.

Việt Nam chính thức bước sang giai đoạn 3 của đại dịch. Bắt đầu từ việc bùng phát các ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tại quán bar Buddha (TP. HCM), nhưng nguồn lây đã bị mất dấu. Khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố dịch trên toàn quốc vào ngày 01/04/2020.

Đây là biện pháp mạnh, rất cần thiết để khoanh vùng dịch, cắt đứt sự lây lan và tấn công của giặc Covid-19 đang lẩn khuất trong cộng đồng. Biện pháp này, bước đầu đã phát huy tác dụng, một số ổ dịch bùng phát tại đâu được khoanh vùng dập dịch tại đó.

Ngày 10/04/2020, thông tin từ Tiểu ban điều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19), đã có thêm 16 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số trường hợp được điều trị khỏi tại Việt Nam lên 144/255 trường hợp. Như vậy, số ca khỏi bệnh đã chiếm đến 56,4% trong tổng số ca bệnh ở nước ta.

Sự chuyển mình mạnh mẽ

Tuy nhiên, bước sang năm 2021, Việt Nam và đặc biệt là ngành y tế, phải “gồng mình” đối phó với sự tác động khốc liệt của đại dịch Covid-19 lên cả hệ thống y tế dự phòng và điều trị. Đây là một năm chưa từng có tiền lệ với ngành y tế với nhiều chiến dịch quy mô, nhiều quyết định thần tốc, nhiều sự thay đổi lớn trong mô hình hoạt động để ứng phó linh loạt với đại dịch.

Đáng bàn, đợt bùng phát dịch lần thứ tư, xảy ra tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. HCM và các tỉnh phía nam, gây thiệt hại nặng nề.

Làn sóng dịch thứ tư, mục đích quan trọng nhất trong điều trị là phải giảm tỷ lệ chuyển nặng, giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Nhận diện được nguy cơ sự thiếu hụt của hệ thống hồi sức cấp cứu trên toàn quốc, cuối tháng 07/2021, Bộ Y tế thành lập 12 trung tâm hồi sức quốc gia, trang bị 100 giường hồi sức đạt tiêu chuẩn cho hơn 30 bệnh viện.

Đến nay, cả nước có khoảng 5.000 giường hồi sức cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng triển khai mô hình tháp điều trị 3 tầng hiệu quả trong việc phân tầng từng loại F0 để có phương án điều trị kịp thời, góp phần tạo nên những bước ngoặt cho công tác điều trị.

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, năm 2021, ngành y tế có sự chuyển mình một cách mạnh mẽ. Ấn tượng đó là cuộc chi viện lớn nhất lịch sử ngành y tế với hơn 25.000 cán bộ y tế đã được điều động hỗ trợ TP. HCM và các tỉnh phía nam chống dịch ở mọi mặt trận truy vết, xét nghiệm, điều trị, khám chữa bệnh tại nhà. Việc huy động tổng lực và sự chi viện nhân lực y tế kịp thời, đã góp phần quan trọng, mang tính quyết định cho sự thành công của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của TP. HCM và các tỉnh phía nam, để ngày 15/10/2021, nới rộng dần các hoạt động xã hội.

Bên cạnh đó là việc thần tốc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chống dịch từ việc truy vết, quản lý F1, F0, trả kết quả xét nghiệm, điều trị F0, tiêm chủng... Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, trong năm 2021, hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được thiết lập từ 30 bệnh viện Trung ương tới hơn 1.600 cơ sở y tế tuyến dưới (100% cơ sở y tế tuyến huyện); phần nào xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, đặc biệt là điều trị bệnh nhân Covid-19 để bảo đảm phương châm “4 tại chỗ” trong chống dịch.

Mặt khác, đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19, ngành y tế thành lập hàng nghìn trạm y tế lưu động. Tính đến tháng 10/2021, thống kê sơ bộ tại 52 tỉnh, thành phố, đã thành lập 2.944 trạm y tế lưu động. Các trạm y tế này, được thiết lập nhanh chóng để giúp người dân trong vùng dịch tiếp cận với dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, từ xa, từ cơ sở để phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng, có biện pháp chuyển lên tuyến trên kịp thời.

Đồng thời, Bộ Y tế nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng Covid-19 và triển khai tiêm bắt đầu từ ngày 08/03/2021. Đi chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới về việc tiêm chủng vaccine, nhưng đến ngày 27/12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 146 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và trở thành một trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vaccine cho 70% dân số; sử dụng 5/9 loại vaccine được WHO cấp phép tại Việt Nam.

Kết quả tiêm chủng đóng vai trò quan trọng, quyết định để thực hiện tiến trình phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Nhân viên y tế hướng dẫn những người thực hiện cách ly tập trung rèn luyện thể dục nâng cao sức đề kháng
Nhân viên y tế hướng dẫn những người thực hiện cách ly tập trung rèn luyện thể dục nâng cao sức đề kháng.

Chủ động và quyết liệt

Hai năm qua, những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng” - vội vàng những bữa cơm, rồi những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y bác sỹ, các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu chống giặc Covid-19, đã làm lay động hàng triệu trái tim.

Chị Ngô Tuyết Anh, Trưởng Khoa liên chuyên khoa, Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc cho biết, chị là điều dưỡng nhiều tuổi nhất của Đoàn y tế tỉnh Vĩnh Phúc vào TP. HCM hỗ trợ chống dịch Covid-19, tại Bệnh viện dã chiến số 16, trong thời gian 02 tháng (từ 28/07 -28/09).

Hình ảnh những bác sỹ, nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt, động viên nhau ngay tại nơi làm việc…
Hình ảnh những bác sỹ, nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt, động viên nhau ngay tại nơi làm việc.

"Đặt chân vào tâm dịch, tôi cùng các đồng nghiệp mới thực sự hiểu thế nào là “chiến trường”. Chiến trường này, không hề có khói lửa, nhưng ngày nào cũng có những mất mát, đau thương. Hai tháng ở tâm dịch, triền miên hầu như ngày nào cũng làm 7 tiếng trong bộ đồ bảo hộ, không ăn uống, không vệ sinh; làm những công việc chưa từng làm. Dù vất vả, nhưng giúp được người bệnh là điều quan trọng nhất.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống dịch, trở về Vĩnh Phúc, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất sau chuyến đi đó là “liệu có sẵn sàng lên đường tiếp, có sẵn sàng vào vùng dịch với thời gian dài hơn?”. Tôi mong, dịch bệnh sớm được đẩy lùi, nhưng khi cần thì không chỉ tôi, mà các đồng nghiệp đều sẵn sàng lên đường”, chị Tuyết Anh nói.

Phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”; “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mỗi cán bộ, chiến sỹ bộ đội, công an cũng đang ngày đêm dãi nắng dầm sương, tạo thành những “lá chắn thép” nơi tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Họ chấp nhận hy sinh, sẵn sàng nhường doanh trại để tiếp nhận người cách ly, dựng hàng chục lều bạt dã chiến “ăn lán, ngủ rừng” để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân, sẵn sàng vì Nhân dân quên mình.

Thần tốc ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần quan trọng vào công tác chống dịch
Thần tốc ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần quan trọng vào công tác chống dịch.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu, chúng ta có được thành công trong phòng chống dịch Covid-19 là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội, công an và nhiều lực lượng chức năng khác, đặc biệt là Nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: “Việt Nam là quốc gia đưa ra các giải pháp sớm hơn một bước và cao hơn một bước so khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Ví dụ, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mức độ căn bệnh này lây nhiễm hạn chế, chúng ta đã nâng lên mức lây nhiễm. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng khai báo y tế bắt buộc với tất cả người nhập cảnh từ vùng dịch.

Các tổ chức, bạn bè quốc tế sau này đã đánh giá những biện pháp của Việt Nam rất đúng, rất sớm, rất kiên quyết và hiệu quả kinh tế cao nhất”.

Đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, có thể còn kéo dài và đang đặt ra thách thức lớn trong công tác phòng chống dịch và những nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do vậy, toàn hệ thống chính trị tiếp tục tập trung vào công tác phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay, nhưng không xem nhẹ các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện “mục tiêu kép”. Trong đó, đặc biệt lưu ý các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, trước hết là cho du lịch, hàng không, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, mặc dù chúng ta còn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức; song đến nay, đại dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát. Mọi mặt của đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã dần thích ứng với điều kiện mới.

Có được thành quả này, phải nói rằng, các công việc chúng ta triển khai khá đồng bộ từ Trung ương Đảng đến Quốc hội, Chính phủ và điều quan trọng là các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân cả nước đã chung sức đồng lòng, triển khai các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kiểm soát, ngăn chặn đại dịch và bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Trong thời gian tới, dự báo tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi chúng ta phải chủ động - quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể phòng chống dịch Covid-19 gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022 – 2023”.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

PC Yên Bái: Vượt khó, nỗ lực khắc phục cấp điện sau bão lũ
PC Yên Bái: Vượt khó, nỗ lực khắc phục cấp điện sau bão lũ

Ảnh hưởng của bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, các cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái (PC Yên Bái) đã và đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.

Apple vừa ra mắt bản public beta đầu tiên của iOS 18.1
Apple vừa ra mắt bản public beta đầu tiên của iOS 18.1

Vào đầu tuần này, Apple vừa phát hành iOS 18 cho người dùng toàn thế giới và mới đây, công ty cũng đã tung ra bản beta public đầu tiên của iOS 18.1.

Giá lúa gạo hôm nay 21/9: Giá gạo xuất khẩu ở mức cao
Giá lúa gạo hôm nay 21/9: Giá gạo xuất khẩu ở mức cao

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (21/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định so với ngày hôm qua với mặt hàng lúa, giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao.

Triều cường vượt báo động 3 gây thiệt hại nhiều diện tích lúa ở ĐBSCL
Triều cường vượt báo động 3 gây thiệt hại nhiều diện tích lúa ở ĐBSCL

Sáng 21/9, mực nước trên sông Hậu tại TP. Cần Thơ đã đạt 2m, mức báo động 3. Mưa kéo dài kết hợp triều cường khiến hàng loạt diện tích lúa sắp thu hoạch bị sập, thiệt hại nặng.

Thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững
Thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững

Tại Hà Nội, Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn (Hội Nông dân Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.

Nhiều trang trại lợn bị xóa sổ do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới
Nhiều trang trại lợn bị xóa sổ do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều tỉnh thành miền Bắc bị mưa lũ và sạt lở đất. Đáng chú ý, ngập lụt diễn ra tại nhiều tỉnh, thành khiến nhiều trang trại nuôi lợn ở miền Bắc bị xóa sổ khiến nguồn cung thịt lợn khan hiếm. Giá thịt lợn hơi theo đó tăng mạnh, lập đỉnh cao mới.