Nhật Bản trước nguy cơ phong tỏa Biển Đông, xung đột Hoa Đông
Theo trang Quartz (Mỹ), đối mặt với năng lực hải quân đang lên từ phía đối thủ lâu đời, Nhật Bản không cTHCL - Theo trang Quartz (Mỹ), đối mặt với năng lực hải quân đang lên từ phía đối thủ lâu đời, Nhật Bản không chỉ tái khẳng định quan hệ chặt chẽ với Mỹ mà còn xây dựng liên minh ở bất kỳ đâu. Tại Đông Nam Á, Nhật Bản giúp tăng cường lực lượng hàng hải còn yếu của các nước tiếp giáp Biển Đông...
Binh sĩ Nhật Bản tập trận đổ bộ đường không
Mối đe dọa trực tiếp
Quartz đánh giá, các tranh chấp trên Biển Hoa Đông cũng góp phần vào căng thẳng gia tăng giữa Nhật Bản và người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Biển Hoa Đông tiếp giáp trực tiếp với bờ biển Nhật Bản chứ không giống như Biển Đông.
Trong đó, chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản trải dài 1.400km về phía tây nam từ lục địa Nhật Bản, từ đảo Kyushu đến Đài Loan, giữa bờ biển Trung Quốc và Thái Bình Dương. Chuỗi đảo này bao gồm cả Okinawa, nơi đóng quân của quân đội Mỹ theo hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật. Trung Quốc từ lâu đã ngang nhiên lập luận rằng quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát nằm gần chuỗi đảo Ryukyu phải thuộc về Trung Quốc. Các ngư trường và các bồn trũng chứa khí tự nhiên chưa bị khai thác nằm xung quanh các đảo nhỏ và hoang vắng (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư). Vấn đề này đã khuấy động sự tức giận từ cả hai nước trong những năm qua, mỗi bên lại củng cố sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên khu vực quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Bộ quốc phòng nước này cảnh báo rằng tất cả các máy bay tiến vào khu vực phải thông báo với chính quyền Trung Quốc, tự khai báo và tuân theo trật tự do Bắc Kinh kiểm soát. Việc thi hành đã chỉ ra những khó khăn và đã thất bại nhưng Trung Quốc có thể nỗ lực hơn nữa trong tương lai nếu cơ sở hạ tầng mới đi vào vận hành.
Trung Quốc đã bỏ ra 544 triệu USD để xây dựng căn cứ quân sự cho thành phố cảng Ôn Châu, nơi gần quần đảo Senkaku nhất ở Trung Quốc. Nước này cũng xây dựng cầu cảng dành cho tàu chiến trên quần đảo Nanji thuộc thành phố Ôn Châu và gần quần đảo Senkaku hơn 100km so với Okinawa. Các thiết bị khác trên quần đảo Nanji bao gồm máy bay trực thăng, thiết bị radar tiên tiến sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát ADIZ tốt hơn.
Biên đội chiến đấu cơ J-11B của không quân Trung Quốc tuần tra trên biển
Tháng trước, Trung Quốc đã cử hàng trăm tàu đánh cá cùng vài chục tàu hải cảnh hộ tống tới gần quần đảo Senkaku. Bộ ngoại giao Nhật Bản đã mô tả hành động đơn phương này khiến leo thang căng thẳng trong khu vực. Vào tháng 3/2016, Nhật Bản đã thiết lập trạm radar mới ở đảo Yonaguni trên quần đảo Ryukyu gần quần đảo Senkaku. Trạm này là một phần của của chiến lược xây dựng quân sự lớn hơn của Nhật Bản dọc theo chuỗi đảo này nhằm giúp quản lý các hoạt động trên biển.
Xây dựng liên minh
Theo Quartz, đối mặt với năng lực hải quân đang lên từ phía đối thủ lâu đời, Nhật Bản không chỉ tái khẳng định quan hệ chặt chẽ với Mỹ mà còn xây dựng liên minh ở bất kỳ đâu. Ở Đông Nam Á, Tokyo giúp tăng cường lực lượng hàng hải còn yếu của các nước tiếp giáp Biển Đông và cung cấp các tàu tuần tra cho cả Việt Nam lẫn Philippines.
Nhưng tất nhiên, Nhật Bản không thể kiểm soát hay dự đoán các nước sẽ cư xử ra sao. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến lại gần hơn với Trung Quốc và dần tách khỏi quan hệ đồng minh với Mỹ. Ông Duterte tuyên bố Philippines sẽ không tham gia vào các cuộc tuần tra chung trên biển, nhất là với hải quân Mỹ. Ông cũng chỉ đạo bộ quốc phòng bắt đầu mua những thiết bị quân sự từ Trung Quốc và Nga. Nhật cũng có quan hệ đồng minh với Úc. Một liên minh ba bên đã được thành lập giữa Nhật, Úc, Mỹ trong quan hệ với cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Sau “Đối thoại chiến lược ba bên” hồi tháng 7, ba nước đã đưa ra tuyên bố nêu rõ sự phản đối mạnh mẽ tới bất kỳ hành động song phương mang tính cưỡng chế nào có thể thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng. Nói cách khác chính là những điều Trung Quốc thực hiện.
Chiến hạm hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trân gần Philippines
Tất nhiên sự ủng hộ của Úc dành cho Nhật Bản ở Biển Hoa Đông chỉ đến thế, trong khi Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc lại hồi tháng 4 rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản nếu có xung đột trên quần đảo Senkaku, theo cam kết Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật.
Giành lại vị thế cường quốc quân sự
Nhật Bản được công nhận rộng rãi có tuyên bố chủ quyền hợp pháp với quần đảo Senkaku và vị thế của nước này ở Biển Đông là tuân theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển. Nhưng giống Trung Quốc, Nhật Bản đã thể hiện rằng nước này sẵn sàng lờ đi nếu luật này chống lại lợi ích quốc gia Nhật Bản.
Một trường hợp điển hình là sự khăng khăng của Nhật Bản rằng nước này được hưởng vùng đặc quyền kinh tế quanh đảo Okinotori, một đảo san hô không người sinh sống ở Biển Philippines. Dưới UNCLOS, để được coi là một đảo hợp pháp thì một thực thể phải có khả năng hỗ trợ con người sinh sống và có đời sống kinh tế riêng của mình. Nếu nó đáp ứng được các điều kiện này thì sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho phép nước sở hữu có quyền khai thác tuyệt đối đối với tài nguyên trong vùng biển và dưới đáy biển bao gồm cả cá, dầu và khí đốt. Còn một bãi đá thì chỉ được hưởng 12 hải lý vùng lãnh hải.
Vào tháng 7, tòa ra phán quyết rằng các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông chủ yếu là đá, bao gồm cả các đảo nhân tạo của Trung Quốc và gồm cả đảo lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình. Nếu Ba Bình không được coi là đảo thì Okinotori cũng không được coi là đảo. Trung Quốc lập luận rằng Okinotori chủ yếu là đá và chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS. Đài Loan và Hàn Quốc cũng đồng ý với Trung Quốc và nhiều chuyên gia cũng vậy.
Nhật Bản lại lập luận rằng phán quyết của tòa án không áp dụng với đảo Okinotori. Nhưng không có chứng cứ rõ ràng là có hay không. “Okinotori là gót chân Asin của uy tín của Nhật Bản trong việc giữ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này quá quan trọng nên không thể lờ đi sự đạo đức giả được”, Jeffrey Hornung, chuyên gia châu Á tại Quỹ hòa bình Sasakawa, Mỹ tại Washington trả lời Japan Times.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada vừa thăm Mỹ và tuyên bố sẽ cùng Mỹ tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông
Nhật Bản đã chi hàng trăm triệu USD để củng cố Okinotori bao gồm cả việc củng cố các phần của đảo này bằng bê tông cốt thép và thậm chí là vận chuyển cả rặng san hô từ phòng thí nghiệm đến đây. Năm ngoái, Shintaro Ishihara sau này trở thành thống đốc Tokyo đã tổ chức một buổi trưng bày ảnh tại Okinotori. Những bức ảnh trên thể hiện cảnh vị chính trị gia phe diều hâu này đang vẫy lá cờ của Nhật Bản, điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của Trung Quốc.
Kể cả với hơn 50 tỉ USD, ngân sách quốc phòng Nhật Bản vẫn còn nhỏ so với của Mỹ và Trung Quốc. Và Hiến pháp của Nhật Bản rõ ràng vẫn từ bỏ chiến tranh, nhất là ở Điều 9:
Phần lớn công chúng đều phản đối ý tưởng xem xét lại điều khoản này nhưng với Thủ tướng Shinzo Abe thì từ lâu đây đã trở thành một mục tiêu. Những cuộc bầu cử hồi tháng 7 mang lại cho Đảng Tự do dân chủ hơn 2/3 số ghế trong Quốc hội. Việc chiếm ưu thế này có thể giúp ông Abe thay đổi Hiến pháp và biến Nhật Bản một lần nữa trở thành một cường quốc quân sự.
Cho dù ông có thành công hay không, căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản có vẻ như sẽ còn leo thang hơn nữa, Quartz kết luận.
Điều 9 Hiến pháp hòa bình Nhật Bản: Với khát vọng chân thành hướng tới hòa bình quốc tế dựa trên công bằng và trật tự, nhân dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền của quốc gia cũng như sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như một biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển nước này, cũng như các lực lượng có tiềm năng gây ra chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của quốc gia cũng không được công nhận. |
Đặng Phương Thảo - VietTimes
Tin mới
Ninh Bình: Nguy cơ lũ khẩn cấp trên sông Đáy và sông Hoàng Long
Đến trưa ngày 12/9, mực nước sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình vẫn tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 3 từ 0,6 - 0,8 m. Cơ quan chức năng cảnh báo nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá.
Bắc Giang tích cực khắc phục sự cố sạt lở, bảo vệ môi trường, nguồn nước
Trước tình trạng ngập lụt, sạt lở đất xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục sạt lở đất, bảo vệ môi trường, nguồn nước.
Tiếp tục hiện đại hóa CNTT phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất
Ngành thuế tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được triển khai và phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất...
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Phát huy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, Agribank triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, chung tay cùng các địa phương và người dân vượt qua khó khăn, sớm khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, ổn định cuộc sống.
Đà Nẵng ngừng cung cấp “thuê bao 2G” vào ngày 16/9
Tại Đà Nẵng, ngày 15/9, hệ thống 2G sẽ ngừng hoạt động, ngày 16/9, các nhà mạng phải dừng cung cấp dịch vụ cho những thiết bị đầu cuối, bao gồm điện thoại 2G sẽ ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G-Only.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão
Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hệ thống điện lưới bị mất diện rộng, đến nay, các mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lần lượt được khôi phục cấp điện trở lại bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào