Nhà sách Tiến Thọ bày bán nhiều sản phẩm không phải là sách, không có tem nhãn, thực phẩm hết hạn sử dụng
Là một trong những nhà sách lớn có lượng khách hàng đông của Hà Nội nhưng tại Nhà sách Tiến Thọ đang diễn ra tình trạng bày hàng hóa, sản phẩm không phải là sách, không tem nhãn phụ tiếng Việt; thực phẩm hết hạn sử dụng.
Trên website Nhà sách Tiến Thọ tự nhận là một tổ hợp mua sắm - giải trí rộng hơn 2.500m2, vừa là nơi để mọi người thỏa mãn nhu cầu của bản thân, vừa là không gian giúp giải phóng cảm xúc cá nhân.
Dù bạn là ai, bất kể độ tuổi, bất kể mức thu nhập như thế nào, đến Nhà sách Tiến Thọ đều có thể tìm thấy thứ mình cần; và đều có một nơi chốn để thư giãn, nghỉ ngơi, chia sẻ. Nhà sách Tiến Thọ dành ra một không gian đặc biệt cho trẻ em, với ước mong giúp các em được sống hồn nhiên, sinh động đúng với lứa tuổi, được khai mở tiềm năng sáng tạo, và trên hết, được kết nối với thế giới quanh minh.
Thế nhưng, trái ngược lại với những nội dung quảng cáo trên website, Nhà sách Tiến Thọ đang bày bán nhiều hàng hóa, sản phẩm không phải là sách, là đồ chơi dành cho trẻ em không có tem nhãn phụ tiếng Việt; tại khu vực bày bán thực phẩm thì có các sản phẩm đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được bày ở trên kệ.
Tràn lan các sản phẩm từ đồ chơi…
Thông tin bạn đọc phản ánh về một số nhà sách trên địa bàn TP. Hà Nội ngang nhiên bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tem, nhãn... trong thời điểm hiện nay làm chúng tôi thấy bất ngờ. Người tiêu dùng bức xúc phản ánh đến Thương hiệu & Công luận về việc nhiều sản phẩm bày bán trong nhà sách Tiến Thọ tại 4 cơ sở ở Hà Nội gồm: 828 Đường Láng, quận Đống Đa; 36 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy; 424 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân; 697 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, được cho là hàng nhập khẩu, nhưng lại không có cơ sở nhập khẩu, không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt.
Để xác minh thông tin phản ánh, PV Thương hiệu & Công luận đã tìm đến 04 trong 06 cơ sở của nhà sách Tiến Thọ tại TP. Hà Nội để "mục sở thị" và đã ghi nhận tại 4 cơ sở nói trên, đúng như những gì người tiêu dùng phản ánh.
Trong vai người tiêu dùng, ngày 30/03, PV Thương hiệu & Công luận đã đi mua hàng và ghi nhận thực tế cơ sở nhà sách Tiến Thọ tại số 828 đường Láng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Theo quan sát của PV, song song với các gian hàng bán sách và văn phòng phẩm, tại đây còn bày bán nhiều các mặt hàng khác như: Quần áo, đồ lưu niệm, bánh kẹo, nước uống, mỹ phẩm, đồ ăn nhanh, mũ nón, đồ thể thao… và rất nhiều các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa nghi chứa độc tố, có nguy cơ gây hại cho trẻ em…
Xen lẫn những sản phẩm được dán nhãn đầy đủ thì rất nhiều sản phẩm có chữ viết nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Có sản phẩm còn không có tên và giá của sản phẩm. Thậm chí, nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối, cách sử dụng cũng như những cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm. Vậy thì những người tiêu dùng bình dân, không biết tiếng nước ngoài làm sao xác định, phân biệt được sản phẩm và mua? Nhà sách Tiến Thọ là nhà sách bán rất nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Liệu rằng, những món đồ trên có thực sự an toàn với trẻ?
... Đến đồ ăn nhanh
Trong vai người mua hàng, PV Thương hiệu & Công luận thắc mắc với nhân viên tại quầy bán hàng đồ ăn nhanh về chai bỏng ngô “siêu to khổng lồ”, trên vỏ sản phẩm có các dòng chữ của nước ngoài, nhưng không hề có bất cứ thông tin nào của nhà nhập khẩu cũng như tem phụ bằng tiếng Việt, không dịch được tiếng trên vỏ hộp. Khi PV hỏi về hạn sử dụng của sản phẩm thì nữ nhân viên này cũng loay hoay một lúc, lên mạng sớt rồi trả lời: “Hạn sử dụng 9 tháng chị ạ…”, lúc sau do chưa chắc chắn câu trả lời của mình nhân viên đó lại gọi một nhân viên khác ra kiểm tra rồi trả lời thêm: “À đúng rồi, sản phẩm có hạn 9 tháng kể từ ngày sản xuất chị ạ..”. Trên sản phẩm cũng không có bất cứ thông tin tiếng Việt hay nhãn phụ nào nên cũng không biết từ công ty nào, chỉ biết là của Hồng Kông.
Và đồ dùng học tập không có nhãn phụ tiếng Việt, khách hàng "tự đoán" sản phẩm
Dạo quanh một vòng nhà sách, PV Thương hiệu & Công luận thấy rất nhiều các cháu nhỏ vào đây mua đồ chơi cũng như các thiết bị đồ dùng học tập. Tiếp cận một em nhỏ tại quầy đồ dùng học tập, khi được hỏi “Đây là sản phẩm gì? Thì em nhỏ nói: “Là bút lông đấy ạ, là bút lông chấm mực viết chữ…”. Còn khi hỏi “Tại sao cháu biết thông tin về sản phẩm?” thì cháu bé cười và trả lời “cháu nhìn sản phẩm đoán thôi, chứ cháu không thể đọc được các chữ trên này”.
Rõ ràng, việc bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán nhãn phụ gây hoang mang cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng không nắm được nguồn gốc sản phẩm từ đâu; không hiểu rõ về thành phần, công dụng của sản phẩm như thế nào, ngoài ra sự việc này còn gây khó khăn cho cơ quản chức năng.
Khoản 3, Điều 9, chương I Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định rõ: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".
Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn được bày bán
Tiếp tục, chiều ngày 03/04/2022, PV Thương hiệu & Công luận vào nhà sách Tiến Thọ mua hồ sơ, giấy tờ và một số đồ ăn nhanh thì phát hiện tại cơ sở này bán thực phẩm hết hạn sử dụng. Cụ thể, gói Đậu xanh vỡ hạt - sản phẩm phân phối của Thành Đạt có ngày sản xuất 01/04/2021, trên bao bì ghi hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Như vậy, cho đến thời điểm ngày 03/04/2022, sản phẩm này đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn đuợc bày bán…
Việc bày bán các sản phẩm hàng hoá hết hạn sử dụng, đặc biệt là các thực phẩm liên quan đến ăn uống trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ thậm chí là cả tính mạng của người tiêu dùng.
Có thể thấy, việc các nhà sách lớn tại Hà Nội đang bày bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán tem nhãn bằng tiếng Việt làm người tiêu dùng không thể tìm hiểu thông tin cơ bản về sản phẩm: Nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, các thành phần có trong sản phẩm, cũng như cách sử dụng sản phẩm, độ tuổi thích hợp để có thể sử dụng sản phẩm... Từ đó, các mặt hàng kém chất lượng, hàng nhái sẽ có cơ hội “tuồn vào” các cửa hàng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Bởi trên thực tế, đã có nhiều vụ việc trẻ em sử dụng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ kém chất lượng dẫn đến tình trạng nguy hiểm về tính mạng.
Câu hỏi đặt ra: Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường? Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...
Chưa hết, cũng theo phản ánh của người tiêu dùng, nhiều sản phẩm đồ chơi bày bán tại Nhà sách Tiến Thọ không chỉ thiếu nhãn phụ tiếng Việt mà còn thiếu cả dấu hợp quy CR.
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN, nêu rõ các loại đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.
Lê Pháp – Minh An
(Còn nữa)
Tin mới
Hơn 80 xe hàng hóa xuất khẩu qua Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên
Ngay trong buổi sáng ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau bão số 3, sáng 14/9, đã có hơn 80 xe hàng hóa xuất khẩu qua Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên.
BIDV Lạng Sơn phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn (BIDV Lạng Sơn) vừa tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Để không phải bỏ tiền to mua bất động sản có giá của tương lai
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh bất động sản đang thời lên giá, việc đầu tư sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố nếu không muốn phải trả một số tiền lớn để mua các bất động sản có giá của tương lai.
Giá thép hôm nay 14/9: Các chuẩn thép trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đều tăng
Ngày 14/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; các công ty quặng sắt hy vọng vào gói kích thích của Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng trong tuần.
PVTrans tiếp nhận tàu PVT Topaz từ Hàn Quốc
Tiếp tục thực hiện chiến lược đa dạng hoá đội tàu, mở rộng thị trường quốc tế, vừa qua, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã hoàn tất nhận bàn giao tàu Supramax - PVT Topaz tại Yeosu, Hàn Quốc.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường thanh tra, giám sát trường học ngoài công lập
TP. Hồ Chí Minh hiện có 2.136 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Trong đó, có 94 trường tư thục có vốn đầu tư trong nước, 21 trường có vốn đầu tư nước ngoài, 17 trường mầm non vốn đầu tư nước ngoài, 968 trung tâm ngoại ngữ tin học…
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới