Nhà nước và doanh nghiệp chung tay xây dựng thương hiệu nông sản
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Đặc biệt, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu ở tốp đầu thế giới. Tuy nhiên, vấn đề “xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt” còn nhiều gian truân. Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Những khó khăn và trở ngại
Tại một hội nghị của ngành nông nghiệp Việt Nam (cuối năm 2021), Thủ tướng Chính phủ đã nêu: “Sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, chưa xây dựng được các thương hiệu quốc gia mang tầm thế giới”.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã nêu ra một số nguyên nhân chính, gây trở ngại cho việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
Trước hết, đó là sản xuất hàng hóa nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ, khối lượng sản phẩm cộng lại thì lớn, song nhiều lúc lại không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Việc đầu tư cho khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nhân lực để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, công tác quản lý và phát triển trong xây dựng hệ thống mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn và chưa làm được nhiều.
Chuỗi sản xuất phân phối phục vụ nội địa và xuất khẩu, chưa được thiết lập và thiếu sự chuẩn hóa.
Chúng ta mới chỉ tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực như gạo, tiêu, điều, cà phê, chè… Giao dịch mua bán hàng hóa hiện nay, chủ yếu mua đứt bán đoạn, ít có người, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đến cùng về giá cả và chất lượng hàng hóa bán ra.
Hiện tượng nông dân bị ép cấp, ép giá diễn ra phổ biến, do giao dịch không công khai minh bạch trong quan hệ mua bán trên thị trường nông sản…
Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho người sản xuất hàng hóa ít quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu. Mặt khác, 80% các sản phẩm nông sản Việt Nam hiện nay tiêu thụ chưa qua chế biến sâu, vì vậy, thu được giá trị rất thấp. Trong lĩnh vực bao bì đóng gói, giới thiệu hàng hóa trên bao bì sản phẩm chưa hấp dẫn đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu, khi ra khỏi kho, hầu hết đã được thay đổi bởi bao bì, nhãn mác của nước ngoài.
Rõ ràng hàng, Việt Nam đã bị mất thương hiệu ngay ở sân nhà. Việc tổ chức quảng bá giới thiệu nông sản Việt với nước ngoài rất hạn chế. Sự kết nối giữa sản xuất trong nước và nước ngoài còn lỏng lẻo, thông tin để khuếch trương thương hiệu còn rất hạn chế.
“Đó là thực trạng về xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam. Song, không phải một sớm một chiều chúng ta có thể giải quyết tình hình trên, mà đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển thương hiệu để hàng hóa nông sản Việt Nam vươn xa hơn. Không để tình trạng hàng Việt Nam mang tiếng là “chất lượng thấp, giá rẻ” như thời gian trước đây”, ông Phú nhấn mạnh.
Xây dựng thương hiệu uy tín
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương có sản phẩm nông sản đến mùa vụ để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, cả trong nước và nước ngoài, trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến.
Theo đó, đã diễn ra hội nghị giao thương nhóm mặt hàng cụ thể với thị trường tiềm năng; tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm nông sản…
Bộ Công Thương cũng giao Cục Xúc tiến thương mại triển khai, xây dựng bản đồ nông sản Việt Nam. Đây sẽ là kênh thông tin chính thức, giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương, thông qua môi trường mạng, có thể kết nối trực tiếp từng địa phương, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất.
Thời gian tới, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 - 2030, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan xúc tiến thương mại có liên quan tích cực triển khai việc đưa các ứng dụng số, nền tảng số để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, giúp người dân chủ động chào bán sản phẩm của mình.
Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các địa phương, hiệp hội, trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số bán hàng online, qua đó, đã kết nối với nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Global Selling… mà Bộ đã ký kết hợp tác. Vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã làm việc với đại diện Tập đoàn Alibaba để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình tiêu thụ nông sản trong 3 tháng đầu năm rất khả quan, đặc biệt gạo, cà phê, thủy sản, xuất khẩu nông sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 19% so cùng kỳ 2021. Tăng trưởng xuất khẩu chung của các mặt hàng đạt 10%, riêng tăng trưởng xuất khẩu nông sản đạt 19%.
Từ năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt - lấy ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu quốc gia, chính là để tôn vinh, quang bá những thương hiệu hàng hóa Việt Nam tại thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu. Cùng với đó, Chương trình Thương hiệu quốc gia 2020 - 2030 với nội dung gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư quảng bá văn hóa du lịch.
Từ các quan điểm chỉ đạo trên, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, cần gắn việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia. Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, luôn đổi mới sản phẩm theo tín hiệu của thị trường.
Muốn gây dựng chỗ đứng của các sản phẩm Việt ở nước ngoài, trước hết, cần xây dựng thương hiệu có uy tín khi tiêu thụ ngay ở trong nước. Muốn tạo niềm tin về hàng hóa cho khách hàng nước ngoài, thì bản thân người tiêu dùng Việt phải gắn bó và đặt niềm tin vào những sản phẩm lưu hành ở thị trường nội địa.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các thương hiệu một cách bài bản với độ trung thực cao; giữ chữ tín trong kinh doanh đối với các sản phẩm Việt.
Song song với việc phát triển sản xuất, cần củng cố hệ thống phân phối có thương hiệu để phục vụ người tiêu dùng.
Việc xây dựng thương hiệu để nông sản Việt Nam vươn xa, cần được thể hiện từ nhận thức tới hành động. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan, cùng các địa phương có sản phẩm, chắc chắn trong thời gian không xa, thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam sẽ vươn xa. Khi đó, hàng hóa nông sản Việt sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Mỗi người nông dân, doanh nghiệp nội, người tiêu dùng Việt Nam cùng góp sức xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản Việt và sẽ tự hào một cách chính đáng về những sản phẩm nông sản nổi tiếng của đất nước. Kỳ vọng, trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trong những cường quốc nông sản trên bản đồ thế giới.
Phúc Anh
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM