Nhà nước không độc quyền lĩnh vực lưới điện truyền tải
Quan điểm này được Bộ Công Thương nêu rõ khi phản hồi các ý kiến tại bản tổng hợp góp ý và tiếp thu, giải trình đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi).
Nêu ý kiến với hồ sơ xây dựng Luật, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu quy định theo hướng xác định rõ phạm vi độc quyền nhà nước trong lĩnh vực lưới điện truyền tải và phạm vi khu vực tư nhân được phép đầu tư nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an ninh, an toàn điện lực.
Điều này nhằm đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, giảm áp lực đầu tư đối với nguồn vốn Nhà nước đồng thời tạo tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác.
Dẫn các quy định pháp luật, Bộ Công Thương cho biết các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải "do mình đầu tư xây dựng”.
"Luật Điện lực không quy định phạm vi độc quyền nhà nước trong đầu tư lưới điện truyền tải", Bộ Công Thương khẳng định.
Cũng theo Bộ Công thương, sau khi Luật số 03/2022/QH15 ban hành, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BCT ngày 30/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện để làm cơ sở cho các đơn vị tư nhân khi tham gia vai trò là Đơn vị truyền tải điện như đơn vị ngành điện sẽ đảm bảo thu hồi đủ chi phí hợp lệ và có lợi nhuận cho phép để vận hành lưới truyền tải điện đạt chất lượng quy định và đáp ứng các chỉ tiêu tài chính cho đầu tư, phát triển lưới truyền tải điện. Do đó, yếu tố giá truyền tải là vấn đề chính để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải.
Ngoài ra, theo quy định Luật Quy hoạch, sau khi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định danh mục dự án gồm sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn khác ngoài đầu tư công.
“Do đó, không chỉ riêng dự án lưới điện truyền tải mà tất cả các dự án điện (gồm nguồn và lưới) sẽ cần đánh giá trên cơ sở nguồn lực của nhà nước (thông qua các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước) và các tiêu chí khác (nếu có) để xác định các dự án nào do nhà nước hay tư nhân thực hiện trong thời kỳ quy hoạch, nhằm đáp ứng các yêu cầu về an ninh, an toàn điện lực.”, Bộ Công Thương giải thích.
Trong một ý kiến khác đóng góp cho Hồ sơ xây dựng Luật Điện lực, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, đánh giá thực trạng vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực như: Lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục trong Quy hoạch đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án điện; Việc triển khai các dự án lưới điện đi qua địa bàn nhiều tỉnh/thành phố; Tình trạng nhiều nhà đầu tư đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án điện không trong thời kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch dẫn đến phá vỡ tính ổn định của quy hoạch...
“Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi các chính sách đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ cũng như hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý quy hoạch và đầu tư các dự án điện.”, Bộ Tài chính kiến nghị.
Với ý kiến này, Bộ Công Thương cho biết, nội dung đánh giá thực trạng vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực như ý kiến của Bộ Tài chính đã được nêu cụ thể tại Phần III Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã đề xuất một số cơ chế để tăng cường quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, đầu tư các dự án điện tại Chính sách 01 và Chính sách 03. Trong đó, các quy định thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển điện lực đề xuất tại Luật Điện lực đã rà soát để không chồng lấn với các quy định tại Luật Quy hoạch.
Thiên Trường
Tin mới
Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.
Xiaomi vượt mặt Apple về doanh số bán hàng
Doanh số bán smartphone của Xiaomi vượt Apple, giành được vị trí thứ hai về doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu vào tháng 8/2024.
DIC Corp chi gần 9.400 tỷ làm 3 dự án nhà ở xã hội
3 dự án nhà ở xã hội mà DIC Corp dự kiến triển khai tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hậu Giang. Tổng mức đầu tư các dự án lên tới 9.390 tỷ đồng, cung ứng ra thị trường 6.615 căn hộ.
Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử VneID
Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử VneID khi đi khám chữa bệnh - theo nội dung quy định tại Quyết định 2733/QĐ-BYT, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 17/9/2024...
Chuyên gia đánh giá hoạt động thu hút FDI trong mối quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc
FDI Markets đưa ra dữ liệu cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất đổ vào ASEAN hiện tại đã nhiều hơn vào Trung Quốc và cho rằng, đây có thể coi là minh chứng cho quan điểm “ASEAN được nghĩa là Trung Quốc mất”.
Thêm lãnh đạo FLC từ nhiệm
Mới đây, CTCP Tập đoàn FLC đã công bố nhận được đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động của ông Nguyễn Thế Chung – Kế toán trưởng vì lý do cá nhân kể từ ngày 19/10/2024 hoặc khi bàn giao xong.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9