Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguyên liệu cho ngành sữa: “Ấn số” khó tìm?

Thật nghịch lý khi Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữ

Thật nghịch lý khi Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa thâm niên hơn 60 năm nhưng đến nay, sản lượng sữa tươi của cả nước mới chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu. Lượng sữa bột phải nhập khẩu tới 70%.

Chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đủ để cung ứng cho thị trường trong nước

Nhập khẩu 70% sữa bột

Bộ Công Thương cho biết, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người, năm 1990 đạt 0,47 kg/người/năm. 20 năm sau, con số này tăng hơn 30 lần, đạt 14,4 kg/người/năm vào năm 2010 (quá thấp so với các nước trong khu vực châu Á, mức chung là 35 kg/người/năm), năm 2014 là 16 kg; đến năm 2020, dự kiến sẽ đạt 27 - 28 kg/người/năm.

Thị trường sữa bột liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ trung bình những năm gần đây khoảng 7%/năm; năm 2012, doanh thu khoảng 2.359 tỷ đồng (chiếm 1/4 doanh thu toàn thị trường sữa) và tăng lên 2.800 tỷ đồng năm 2013, dự kiến đạt 4.800 tỷ đồng vào năm 2017.

Mỗi năm, kim ngạch NK sữa của Việt Nam đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, trong đó riêng sản phẩm sữa bột phải nhập tới 70%. Hiện trên thị trường Việt Nam có gần 30 công ty sữa với khoảng 80 thương hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: “Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ thực sự tăng mạnh khoảng 10 năm gần đây. Lượng sữa phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn NK. Chính sách của Nhà nước là khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sữa tươi, chương trình “sữa học đường” cũng được đẩy mạnh những năm gần đây - không chỉ để tăng chỉ số thông minh và chiều cao cho trẻ, mà còn để đảm bảo sức khỏe cho người dân”.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT bày tỏ: “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia NK các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới. Trung bình một năm, Việt Nam NK khoảng 1,2 triệu tấn sữa, chủ yếu là sữa, kem cô đặc, trong đó 70% là sữa hoàn nguyên. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao sữa hoàn nguyên tại Việt Nam đắt hơn cả sữa tươi sạch”.

Định hướng nằm… trên giấy?

Nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi với các con số chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đưa ra. Bởi từ nay đến năm 2020, bằng cách nào để tăng thêm 300.000 con bò sữa khi mà nhiều nơi, nông dân đang khốn khổ vì nuôi bò sữa, giá thu mua rẻ, kỹ thuật chăn nuôi và vắt sữa, bảo quản thủ công lạc hậu, quy mô chủ yếu vẫn là nông hộ, đồng cỏ thiếu, nguồn thức ăn không có sẵn, dịch bệnh liên tục hoành hành...

Tại Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, nhiều năm trước, số hộ gia đình tham gia chăn nuôi bò sữa tăng mạnh nhưng nay, dự án gần như sập. Nhiều nông dân phải từ giã đàn bò sữa. Huyện Mộc Châu (Sơn La) là nơi có truyền thống chăn nuôi bò sữa từ những năm 1980, song theo ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, tiềm năng có nhiều nhưng việc mở rộng tổng đàn không dễ. Trong một số hội nghị gần đây bàn về vấn đề chăn nuôi phát triển đàn bò sữa, nhiều địa phương cũng lo ngại giữa tiềm năng và khả năng thực tế.

Tại Hà Nội, nhiều vùng bò sữa như Phù Đổng (Gia Lâm), Ba Vì..., nông dân đang gánh chịu mức giá sữa làm ra quá thấp. Tại TP. HCM, năm 2013, đàn bò sữa đạt xấp xỉ 100.000 con, nhưng kế hoạch đến năm 2020 chỉ duy trì 75.000 - 80.000 con, mà trọng tâm vào việc tăng quy mô chăn nuôi và giảm tỷ lệ nuôi nhỏ lẻ, nông hộ.

Tỉnh Sóc Trăng, dù có điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa, nhưng tốc độ phát triển hàng năm rất chậm, thậm chí thụt lùi vì hết dự án tài trợ. Nguyên nhân chính là giá sữa tươi thấp đã tạo tâm lý hoang mang, người chăn nuôi giảm, không muốn giữ nhiều bò sữa vì sợ lỗ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chia sẻ, để đẩy mạnh ngành chăn nuôi bò sữa, cần phải triển khai giải pháp tổng thể, từ quy hoạch đồng cỏ, nguồn thức ăn chăn nuôi tới các nhà máy chế biến, đảm bảo nâng giá thu mua cho người nông dân. Các nhà máy nên tính toán tỷ lệ lợi nhuận giữa nhà máy và nông dân một cách hài hòa phù hợp. Nếu không, nông dân sẽ lại ồ ạt bán bò, giết mổ như đã từng xảy ra trong giai đoạn vừa qua.

Tuấn Ngọc

Tin mới

Khám xét Tập đoàn Việt Anh
Khám xét Tập đoàn Việt Anh

Ngày 20/9, các cơ quan chức năng đã khám xét Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tập đoàn Việt Anh, doanh nghiệp liên tục trúng hàng loạt gói thầu về xây dựng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng...

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái

Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).

Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa

Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.

9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024

Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3

Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng

Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…