Nguồn vốn Agribank góp phần thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp
Nhờ vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), hàng ngàn hộ nông dân trên cả nước được tiếp cận mua máy sản xuất nông nghiệp hiện đại, giảm thiểu nhân công, nâng cao năng suất lao động, vươn lên làm giàu.
Cơ giới hóa nông nghiệp, một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20, được thực hiện bằng công nghệ cao, đã tạo ra giá trị trong sản xuất nông nghiệp của thế giới thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn về lao động, với trọng tâm là đem lại năng suất cao, hiệu quả bền vững trong sản xuất.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng máy móc công nghệ cao trong sản xuất đã trở nên phổ biến. Song với nhiều nông dân Việt Nam, điều này vẫn là ước mơ do chi phí của một chiếc máy nông nghiệp hiện đại tương đối cao.
Thực hiện Quyết định 68 của Chính phủ, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ cho vay để phát triển sản xuất theo hướng cơ giới hoá. Theo đó, Agribank tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân tiếp cận nguồn vốn, với hình thức hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu, và 50% lãi suất từ năm thứ ba trở đi.
3 năm trước, nhờ vốn vay của Agribank, Anh Lê Văn Tú ở ấp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp mua được 1 chiếc máy cày hiệu Kubota (Nhật Bản). Gia đình neo người, lao động ruộng đồng trước đây tốn nhiều công sức, mà năng suất chẳng được bao nhiêu. Trong 3 năm qua, Anh Tú trực tiếp lái máy cày đi làm dịch vụ, vợ chồng anh mỗi năm thu nhập có dư từ 200 - 250 triệu đồng, chưa kể nguồn thu của 4 héc-ta lúa đang canh tác 1 năm 3 vụ.
Cán bộ Agribank hỗ trợ kịp thời các hộ nông dân vay vốn mua máy sản xuất nông nghiệp
Gia đình Anh Tú đã vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp nhiều năm, phục vụ mục đích tiêu dùng cuộc sống và sản xuất nhỏ. Biết về QĐ 68, được cán bộ ngân hàng hỗ trợ tận tình làm các thủ tục cần thiết nên đã tiếp cận nguồn vốn thuận lợi. Rất nhanh sau đó, anh đã có tiền mua chiếc máy cày trị giá 460 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã trả nợ cho ngân hàng 400 triệu. Dự kiến năm sau, vợ chồng anh Tú sẽ trả hết nợ.
Anh Tú cho biết thêm, các cán bộ ngân hàng động viên, sắp tới anh dự định tiếp tục vay theo QĐ 68 để mua thêm 1 chiếc máy cày nữa đi làm dịch vụ tại địa phương và các tỉnh lân cận.
Đến các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, không còn hình ảnh hàng trăm người nông dân đổ ra đồng làm việc mỗi mùa cấy, mùa gặt. Thay vào đó, chỉ còn vài chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp làm việc năng suất, thay thế sức lực con người, vừa giảm thất thoát trong thu hoạch, mà mang lại hiệu quả cao.
Nhờ vốn vay của Agribank, nhiều hộ nông dân có cơ hội tiếp cận máy móc nông nghiệp hiện đại, nâng cao năng suất cao động, cải thiện cuộc sống
Ông Lê Xuân Trường, ở ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tiếp cận vốn vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành từ năm 2011 đến nay. Nhờ vay vốn ngân hàng, gia đình ông mua 2 máy gặt đập liên hợp hiệu Yanmar với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng, vừa phục vụ thu hoạch lúa nhà, vừa đi làm dịch vụ cắt lúa thuê cho các hộ khác trong và ngoài tỉnh.
Mua máy nông nghiệp hiện đại, được Công ty Yanmar hỗ trợ gói bảo hiểm máy, tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng ABIC đề phòng rủi ro xảy ra; kể từ khi có máy gặt đập liên hợp đến nay, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định. Nhờ việc đi làm dịch vụ cắt lúa thuê, đã giúp ông mở rộng sản xuất, mua thêm 3 công ruộng, nâng tổng số 5,9 héc-ta đất lúa của gia đình. Bên cạnh đó, ông Trường còn đứng ra thuê thêm 3 héc-ta đất để sản xuất lúa.
Ông Trường vui mừng cho biết, từ khi được vay vốn mua máy gặt đập liên hợp, không lúc nào máy nghỉ ngơi, chạy hết cánh đồng này đến cánh đồng khác để thu hoạch lúa. Bình quân 1 năm 3 vụ lúa, 2 chiếc máy có thể hoạt động cắt lúa trên 600 ha/năm. Trừ hết chi phí hoạt động, 2 chiếc máy mang lại thu nhập cao cho gia đình. Tuy hoạt đông liên tục nhiều năm qua, 2 chiếc máy của gia đình ông đến nay vẫn phát huy hiệu quả, nhờ vậy, ông đã trả được một nửa số vốn vay ngân hàng.
Còn nông dân Nguyễn Thanh Bình, ở ấp Tân Phú, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân được vay vốn mua 2 máy gặt đập liên hợp mới nhãn hiệu Kubota vào năm 2015. Vay vốn với chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 68, gia đình ông được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất từ năm thứ 3.
Theo ông Bình, các máy nông nghiệp hoạt động rất phù hợp với địa hình đất đai tại địa phương, sức máy mạnh và không bị lún ngập trong bùn, dòng máy cũng dễ sử dụng với nông dân. Bên cạnh đó, ông Bình có tay nghề cơ khí, nên khi máy hư hỏng hay trục trặc kỹ thuật, có thể xử lý được ngay. Vì vậy, hoạt động máy mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Ông Bình cho biết, nhờ hỗ trợ của ngân hàng Agribank, đến nay gia đình ông đã trả hơn 50% vốn vay và có dư được một số vốn tích lũy, xây dựng được một ngôi nhà mới khang trang, mua thêm được một số công đất ruộng và lo cho con cái học hành.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển ngành nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản là vấn đề cấp bách. Nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận…
Tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi, thông qua đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, ký kết thoả thuận hợp tác với các tập đoàn máy nông cụ lớn trên thế giới (Tata Ấn Độ, Yanmar, Kubota Nhật Bản), Agribank đang tích cực góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chú trọng cơ giới hóa nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Là Ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank hiện đang triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với chính sách hỗ trợ cho vay để phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, Agribank tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân tiếp cận nguồn vốn, với hình thức ưu đãi hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, và hỗ trợ 50% lãi suất từ năm thứ 3 trở đi.
Thanh Ngọc
Tin mới
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…
Tuyên Quang được Vĩnh Phúc hỗ trợ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chiều 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tiếp nhận hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc cho nhân dân khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp nhận.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM