Người thầy kể chuyện "dạy làm báo" ở cái nôi đào tạo báo chí của cả nước
Nhà giáo, nhà báo Trần Bá Lạn là người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Khoa Báo chí, Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Thầy có công lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ nhà báo tài năng và nổi tiếng.
Sáng tháng 6 oi nóng, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ nằm trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) của thầy giáo, nhà báo Trần Bá Lạn. Năm nay thầy Lạn đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, song trong dáng đi, cử chỉ, giọng nói vẫn thể hiện sự tinh tường, minh mẫn. Mái tóc bạc, vầng trán cao càng làm cho khuôn mặt của thầy hiện toát lên vẻ hiền từ. Thầy niềm nở đón chúng tôi và chia sẻ kỷ niệm những ngày đầu giảng dạy báo chí.
Nhà Báo Trần Bá Lạn - Nguyên Trưởng Khoa báo chí (nay là Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Chữ duyên với nghiệp làm báo
Bên chén trà nóng, thầy Lạn bồi hồi nhớ lại nhiều kỷ niệm mà theo thầy "khó có thể quên được". Thầy tham gia hoạt động báo chí từ những năm 1953-1954 tại Báo Tiền Phong. Trong bối cảnh cả nước đang sục sôi chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối. Trước bối cảnh của lịch sử và thời đại, thầy vinh dự trở thành 1 trong 13 nhà báo được Ban Tuyên huấn cử đi du học tại Kinh Bắc. Không lâu sau, thầy được Ban Tuyên huấn cử về làm giáo viên tại Trường Đại học Nhân Dân và tham gia vào việc xây dựng cơ sở đào tạo Báo chí đầu tiên.
Năm tháng trôi qua, thầy Lạn vẫn nhớ như in ngày 16/1/1962, Khoa Báo chí được thành lập cùng thời điểm Trường Đại học Tuyên giáo ra đời. Từ đây, vừa trên cường vị người làm báo, thầy Lạn vừa tham gia công tác giảng dạy Báo chí tại Trường Đại học Tuyên giáo. Thầy Lạn gắn bó từ những ngày đầu cho đến ngày về hưu (1990).
Thầy Lạn tâm sự, "tôi có hơn 7 thập kỷ lập thân, trải qua bốn lần chuyển nghề, sau đó gắn bó với nghề báo. Trước đây, tôi là sinh viên của Trường Kỹ nghệ Liên khu IV (nay là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội). Trải qua nhiều biến cố, từ ngày thử tay nghề nguội, rèn, mộc rồi trở thành một nhà báo, sau đấy là người thầy dạy làm báo.
“Dấu ấn về nghề báo được ấn định bằng một bài phóng sự về tình hữu nghị được đăng trên Trung Quốc Thanh niên Báo” - thầy Lạn xúc động nhớ lại. Bắt đầu quen dần với công việc của một nhà báo thì thầy được điều chuyển sang làm công tác đào tạo báo chí. “Trước tình thế không thể lay chuyển được, tôi phải đảm đương trọng trách này”.
Thầy Trần Bá Lạn chụp ảnh cùng thầy Vũ Đình Hương, Nguyên Phó trưởng Khoa Báo chí và PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí (Từ phải sang trái) (Ảnh: Viện Báo chí)
Trải qua những giai đoạn phát triển của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, nhiều người biết đến thầy không chỉ là người đặt nền móng xây dựng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà thầy còn có công lớn góp phần đào tạo hàng nghìn nhà báo; đồng thời thầy là người kiến tạo, tổ chức biên soạn bài giảng, giáo trình nghiệp vụ báo chí, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho khoa Báo...
Giờ đây, khi đã về hưu, thầy vẫn say sưa viết. Với thầy, dường như nghiệp viết đã hằn sâu trong máu thịt, đeo bám thầy suốt cả cuộc đời, chạy đâu cũng không thoát nổi...
Người thầy đáng kính và con số 7 kỳ diệu
Con số 7 đầy lý thú, thầy nhắc đi nhắc lại “những dấu mốc quan trọng của cuộc đời thầy đều gắn liền với con số 7”. Ngày sinh của thầy là ngày 11/7/1930 tức là ngày 17 tháng 9 năm Canh Ngọ. Thầy mồ côi cha năm lên 7, thầy tham gia kháng chiến năm thầy 17 tuổi (1947). Tác phẩm báo chí xuất sắc được đăng trên báo nước ngoài là vào năm 1957, lúc đó thầy 27 tuổi. Tác phẩm của thầy có dấu ấn chiến tranh chống Mỹ cứu nước lúc 37 tuổi. Thầy hoàn thiện giáo trình nghiệp vụ báo chí khi 47 tuổi (1977). Cuộc hội ngộ 55 năm với Khoa báo chí khi 87 tuổi (2017). Khóa 7 Đại học báo chí (1987 – 1991), điểm dừng tuổi nghỉ hưu, rời nhiệm vụ Trưởng khoa Báo chí. Trong cuốn sách xuất bản mới đây nhất của thầy vào năm 2017, có tựa đề “Tâm tình từ con số 7”.
30 năm đứng trên bục giảng, dìu dắt bao nhiêu thế hệ sinh viên từ năm này qua năm khác. Thế nhưng, người thầy đáng kính Trần Bá Lạn lại chưa từng được phong hàm Tiến sĩ, hay Phó Giáo sư, Giáo sư. Lý giải cho điều này, thầy kể: “Từng có người yêu cầu thầy nộp các tập giáo trình nghiệp vụ báo chí mà thầy biên soạn để cấp trên chuẩn bị thủ tục để đề nghị phong hàm Giáo sư cho thầy. Nhưng do lúc đó chưa có Hội đồng Giáo sư Báo chí nên chưa có cơ quan có thẩm quyền phong học hàm Giáo sư. Đến nay thì với thầy việc đó không còn cần thiết nữa”.
Suốt cuộc đời làm việc và cống hiến cho khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng và cho ngành Báo của đất nước nói chung. Thế nhưng, khi đã về hưu thầy vẫn ra vào ở trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Xuân Thủy. Với người vợ đã đồng hành cùng mình suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy gian khó. Cuộc sống cứ thế trôi qua một cách bình yên, đầy thú vị.
Báo chí hiện đại cần gì?
Nghỉ hưu đã được 20 năm, nhưng thầy Lạn vẫn dõi theo từng bước đường phát triển của ngôi trường "dạy làm báo" và nhận thấy sự đổi thay của sinh viên trường báo xưa và nay. Sinh viên ngày nay được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng cộng thêm sự năng động, nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên, sinh viên trường báo gặp phải sự cạnh tranh của những người học chuyên ngành như kinh tế, tài chính, luật…
Thầy nhấn mạnh: “Không giống như làm báo ở thời kỳ trước, báo chí ngày này có thêm nhiều cơ hội nhưng kèm với đó thách thức cũng nhiều hơn. Nghề báo không chỉ cần khả năng viết báo mà phải có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà mình theo dõi. Vì vậy, các em phải sớm xác định chuyên ngành và tự bổ sung thêm kiến thức ngành đó. Kiến thức chuyên ngành và kiến thức ngành nghề đều rất quan trọng khi làm báo”.
Thầy Lạn cũng tham gia nhiều hoạt động kỷ niệm của Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nói về sự thành lập Viện Báo chí, thầy Trần Bá Lạn cho rằng: “Đường lối phát triển Viện Báo chí là đường lối phát triển đúng đắn của Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về phát triển đào tạo nhân lực cho ngành báo. Khoa Báo chí chuyển thành Viện Báo chí là phù hợp với xu hướng chung của nhiều quốc gia. Nếu chúng ta không thành lập Viện hoặc chậm thành lập thì đó là thiệt thòi. Viện Báo chí phải có trách nghiệm nhiều mặt hơn về đào tạo, công trình nghiên cứu cho ngành báo chí.”
Dù đã 89 tuổi, nhưng thầy Lạn luôn theo dõi tất cả thông tin trên báo chí - nguồn tin vô tận. Có lẽ vì thế mà thầy luôn có cảm hứng để viết sách, viết báo và đặc biệt là viết nên một cuộc đời một nhà báo, nhà giáo đáng kính.
Theo Kiều Vân - Đức Mậu (Tuổi trẻ Thủ đô)
Tin mới
Thêm 1 đội xung kích Điện lực Hà Tĩnh hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục bão số 3
Điện lực Hà Tĩnh vừa cử thêm 1 đội xung kích gồm 16 cán bộ, công nhân lên đường tham gia hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra.
BAF hợp tác với Muyuan: “Cái bắt tay” nhằm xây dựng thương hiệu trên toàn thế giới
Ngày 16/9, Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) công bố thoả thuận hợp tác với Muyuan (Muyuan Foods Co., Ltd). Đây được xem là bước tiến quan trọng của BAF trong việc xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị thương mại trên toàn thế giới.
Bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An vừa phối hợp, phát hiện, bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất.
Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ số 3
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường tại Công văn số 2606/TCQLTT-VPTC, phát huy truyền thống tốt đẹp nghìn năm qua của đất nước Việt Nam. Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, kêu gọi toàn thể công chức, người lao động thuộc Cục hướng về đồng bào miền Bắc ruột thịt bị thiệt hại do bão, lũ số 3 gây ra.
Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án tại Hải Dương
Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Long An triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường
UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới