Chuyện về người mang thương hiệu làng nghề thêu truyền thống Minh Lãng vươn tầm thế giới
Sinh ra và lớn lên từ cái nôi của làng nghề thêu truyền thống xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, ông Hoàng Đình Chiêm hiểu rõ hơn ai hết cái hồn cốt, nét văn hoá và cái độc đáo của nghề thêu tay. Để rồi, đã mấy chục năm qua ông tiếp nối nghề nghiệp của cha ông. Với mong muốn đưa Nghề thêu Minh Lãng tinh hoa văn hoá Việt vươn tầm thế giới.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thêu truyền thống Minh Lãng
Nghề thêu tay xuất hiện ở xã Minh Lãng vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX. Thời kỳ đầu, người dân chủ yếu làm những sản phẩm thêu phục vụ trang phục của quan lại, vua chúa và lễ hội với các hình thêu trên xiêm y, mũ áo rồng phượng cho phường hát tuồng, chèo. Giai đoạn 1946-1954, chuyển sang thêu khăn trải bàn, đồ lót bát đĩa cho nhà dệt Kinh Tự Doanh và một số hãng thêu của người Pháp sinh sống tại Hà Nội.
Những năm sau giải phóng đến cuối thập niên 80 là thời kỳ cực hưng thịnh của nghề thêu Minh Lãng, việc ký hợp đồng với Liên Xô và một số nước Đông Âu đã làm cho Minh Lãng lúc ấy thực sự trở thành xưởng thêu lớn, 3 hợp tác xã thêu được thành lập thu hút trên 2.000 lao động. Lúc đó, trong làng nhà nào ít nhất cũng có 2 khung thêu, nhà nhiều thì 4-5 khung. Cả làng từ thiếu niên, nam thanh nữ tú đến người già từ 60-70 tuổi đều thêu.
Sau năm 1990, thị trường các nước XHCN sụp đổ nên nhiều người dân bỏ nghề. Đến năm 1995, các cơ sở sản xuất khôi phục lại do tìm được thị trường đầu ra là các nhà xuất khẩu phía Nam. Sản phẩm thêu cũng thay đổi từ thêu trên nền vải trắng sang thêu chăn, ga, gối, tranh và đặc biệt thêu trên áo Kimono cho Nhật Bản, áo Hanbok cho Hàn Quốc.
Hiện nay, xã có hơn 4.000 thợ thêu với 10 công ty, 60 xưởng, tổ hợp sản xuất. Không những thế, nghề thêu còn giúp tạo công ăn việc làm cho hơn 30.000 lao động cho người dân của tỉnh Thái Bình. Nhằm tạo nên bản sắc riêng cho sản phẩm, thay vì dùng chỉ nhập ngoại, nhiều cơ sở thêu của Minh Lãng đã tự sản xuất và nhuộm màu chỉ từ sợi tơ tằm để phục vụ sản xuất.
Ông Hoàng Đình Chiêm, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, bộc bạch: Năm 1988, Ông và 2 người anh đã cùng nhau chung vốn thành lập Công ty thêu, tuyển thợ thêu vào làm việc. Thời điểm ban đầu, đã quy tụ vài chục tay thêu, sau đó là trên một trăm người. Có thời điểm hưng thịnh, năm 1992 là gần 500 thợ thêu trong và ngoài tỉnh làm việc cho Công ty.
Tuy nhiên, đến năm 1996, 3 anh em tách ra thành 3 Công ty riêng và cũng từ đó Công ty TNHH thêu xuất khẩu Tuấn Dương do ông Hoàng Đình Chiêm làm giám đốc chính thức được thành lập. Đánh dấu bước đi mới cho sự phát triển nghề thêu của gia đình và quê hương. Ông là người duy nhất ở đại phương có đủ điều kiện xây dựng một Công ty để đưa sản phẩm thêu tay của Minh Lãng ra nước ngoài.
Định hướng phát triển chủ yếu là thêu theo đơn đặt hàng của Tổng Công ty ở Hà Nội, để xuất khẩu sang Ý, Pháp. Thời điểm đó, Công ty có khoảng 100 tay thêu, bình quân từ những sản phẩm lớn nhỏ như khăn mặt, khăn trải bàn, khăn lau tay,… là mấy chục nghìn sản phẩm thêu tay mỗi tháng.
Trên đà phát triển đó, ông Chiêm nhìn thấy sự phát triển của nghề thêu tay, năm 2002, ông đã tìm đến các đối tác mới để mở rộng và nâng cao số lượng các đơn đặt hàng. Ban đầu các đơn hàng thêu xuất khẩu cho 1 Công ty ở Miền Nam. Sau dần, là đơn hàng thêu trên áo Kimono của Nhật Bản và trên áo Hanbok cho Hàn Quốc.
Ông Hoàng Đình Chiêm chia sẻ: Nghề thêu đòi hỏi sự tỉ mỉ, cảm thụ tinh tế về đường nét, màu sắc, thẩm mỹ thì mới có thể thêu lên được những bức thêu sống động có hồn. Nghề thêu tay vì thế đòi hỏi thợ thêu đều rất yêu nghề. Bởi, để thêu lên được 1 bức tranh, 1 trang phục truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc… có khi phải mất từ 15-20 ngày mới xong. Có khi phải hàng tháng trời.
Tin mới
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT Chín tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Tổng Cục QLTT và lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực TMĐT. Các Đội QLTT thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra, đấu tranh với các cá nhân, tổ chức lợi dụng nền tảng điện tử để quảng bá, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng.
Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử"
Chiều 23/9, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" nhằm thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thanh Hóa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.
Thanh Hóa phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Sáng 23/9, tại huyện Lang Chánh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1 trong ngành giáo dục năm học 2024-2025.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững