Người đứng đầu công ty luật vụ Hồ sơ Panama bị bắt giữ
Nhà chức trách Panama vừa bắt giữ 2 thành viên sáng lập của Công ty luật Mossack Fonseca, tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" hé lộ về cái được gọi là vụ tham nhũng toàn cầu, do tình nghi liên quan tới bê bối của Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Trụ sở Công ty luật Mossack Fonseca tại Panama
Nhà chức trách Panama vừa bắt giữ 2 thành viên sáng lập của Công ty luật Mossack Fonseca, tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama" hé lộ về cái được gọi là vụ tham nhũng toàn cầu, do tình nghi liên quan tới bê bối của Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Nhà chức trách Panama vừa bắt giữ 2 thành viên sáng lập của Công ty luật Mossack Fonseca là Ramon Fonseca Mora và Juergen Mossack. Công ty luật này là tâm điểm trong vụ rò rỉ tài liệu mang tên "Hồ sơ Panama". Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" hồi tháng 4/2016 cáo buộc Công ty Mossack Fonseca đã giúp nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trốn thuế và che giấu tài sản khổng lồ ở nước ngoài gây ra tác động tầm cỡ toàn cầu.
Trưởng Công tố Kenia Procell cho biết, Mossack Fonseca bị tình nghi rửa tiền và thành lập "một tổ chức tội phạm che giấu tài sản và tiền bạc có nguồn gốc đáng ngờ".
Luật sư của Mossack Fonseca, ông Elias Solano, cho rằng, các cáo buộc trên "thiếu bằng chứng".
Hai thành viên sáng lập Công ty luật Mossack Fonseca, ông Jurgen Mossack (trái) và ông Ramon Fonseca Mora (phải)
Mossack Fonseca được thành lập cách đây 30 năm bởi Jurgen Mossack, một người Đức và Ramon Fonseca Mora, một người Panama.
Theo tờ Handelsblatt của Đức, Jurgen Mossack là con của ông Erhard Mossack – một người từng phục vụ trong lực lượng SS của Hitler trong Thế chiến thứ hai.
Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) dẫn tài liệu của quân đội Mỹ cho biết, “các hồ sơ tình báo cũ” cho thấy Erhard Mossack còn từng đề nghị được làm gián điệp tại Cuba cho CIA khi còn sinh sống ở Panama. Nhiệm vụ là theo dõi “những nhân vật Đức Quốc xã chuyển sang phe Cộng sản, hay những kẻ vẫn trung thành với Quốc xã và đóng giả làm người Cộng sản” cũng như hoạt động cộng sản tại Cuba sau chiến tranh.
Jurgen Mossack từng học luật tại Đại học Santa Maria La Antigua, tốt nghiệp năm 1973. Ông cũng từng học luật ở London.
Người còn lại là Ramos Fonseca, sinh năm 1952, từng học luật và khoa học chính trị ở Đại học Panama, sau đó tới học trường Kinh tế và Khoa học chính trị ở London.
Trước khi mở công ty luật riêng, ông Ramos Fonseca làm việc tại trụ sở của Liên hợp quốc ở Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, ông tham gia hoạt động chính trị với vai trò lãnh đạo đảng Panamenista. Ngoài hoạt động chính trị, ông còn là một tiểu thuyết gia từng đoạt giải. Sau vụ bê bối về “Hồ sơ Panama”, ông đã xin nghỉ hoạt động chính trị của mình, theo ICIJ.
Trước khi sáp nhập với công ty của Mossack năm 1983, ông Fonseca điều hành một công ty luật nhỏ thành lập năm 1977.
Công ty luật Mossack Fonseca sau đó hoạt động rất hiệu quả với hơn 500 nhân viên có kinh nghiệm ở khắp các châu lục, về “mọi lĩnh vực luật pháp” bao gồm vận chuyển hàng hóa, nhập cư, hợp đồng, tài sản trí tuệ và luật kinh doanh nói chung.
Trưởng công tố Procell cũng cáo buộc công ty luật Mossack Fonseca "che giấu và tiêu hủy bằng chứng" liên quan tới cuộc điều tra tham nhũng quy mô lớn tại Brazil mang tên "Car Wash".
Trong khi đó, tập đoàn xây dựng Odebrecht là tâm điểm của vụ bê bối khổng lồ ở tập đoàn dầu khí Petrobras của Brazil, gây chấn động chính trường quốc gia Nam Mỹ này kể từ tháng 3/2014.
Nhiều quốc gia Mỹ Latinh đã mở các cuộc điều tra liên quan tới mạng lưới hối lộ quy mô lớn của tập đoàn Odebrecht (Brazil)
Cơ quan tư pháp Mỹ cho biết từ năm 2001, Odebrecht đã "đi đêm" 788 triệu USD cho hàng trăm quan chức và chính trị gia của nhiều nước Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu, để nhận được các dự án.
Bản thân Odebrecht thừa nhận đã đưa hối lộ tại 12 quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh trong suốt 10 năm để giành hợp đồng trong quá trình đấu thầu.
Nhiều quốc gia Mỹ Latinh bao gồm Panama, Mexico, Argentina, Peru và Uruguay đã mở các cuộc điều tra liên quan tới mạng lưới hối lộ quy mô lớn của Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Tại Panama, nhiều quan chức và doanh nhân nước này đã bị cáo buộc liên quan tới bê bối Odebrecht, trong đó có cả Tổng thống Panama Juan Carlos Varela.
Ngày 9/2, ông Ramon Fonseca đã khai rằng Tổng thống Varela từng nói rằng đã nhận tiền đóng góp từ Odebrecht cho chiến dịch tranh cử năm 2014. Tổng thống Varela đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên.
Theo vietnamfinance.vn
Tin mới
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM