Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người dân hậu tái định cư Thủy điện Sơn La: Sống nơm nớp - "đói" việc làm

Xây dựng thủy điện là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng,

Xây dựng thủy điện là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Kỳ 1: Sạt lở bủa vây

Đáp ứng chủ trương đó, người dân tự nguyện dời đất, dời làng đến nơi khác sinh sống, nhường cho các công trình thủy điện mọc giữa đại ngàn. Thế nhưng, việc định canh, định cư của người dân đến nay còn khá nhiều bất cập.

Cách trung tâm thành phố Sơn La hơn 60 km, Quỳnh Nhai là một trong những điểm nóng về công tác di dân tái định cư. Chúng tôi về xã Chiềng Bằng, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai), tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây.

Chị Lò Thị Hướng ở bản Cướm, xã Chiềng Bằng chia sẻ: "Những tưởng về đây (nơi định cư mới) thì người dân sẽ bớt khổ, đỡ nguy hiểm, nhưng hơn 2 tháng nay, chúng tôi phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất" khi mà nguy hiểm luôn rình rập".

Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 2 nên 62 hộ dân ở 2 điểm tái định cư của tỉnh Sơn La (bản Bỉa và bản Cướm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai) vẫn đang phải ở trong các lán tạm bợ thuộc khu vực sạt lở chưa chuyển hết đến nơi ở mới. Qua quan sát, các lán tạm của người dân nằm chênh vênh bên sườn đồi, chỉ cần một trận mưa thì nguy cơ sạt lở là rất lớn.

Ông Là Văn Quản, xã Chiềng Bằng cho biết: "Gia đình chúng tôi sống trong các lán tạm đến nay được hơn 2 tháng rồi. Từ hôm sạt lở, ngày nào gia đình chúng tôi cũng sống trong cảnh nơm nớp lo âu, chỉ sợ đất đá sạt lở vào đúng ban đêm thì không kịp chạy thoát".

Để người dân thoát khỏi vùng sạt lở nguy hiểm, UBND tỉnh Sơn La có chủ trương chuyển 62 hộ dân về điểm tái định cư mới ở bản Huổi Khinh, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai). Tuy nhiên, tại thời điểm này, chỉ có gần 20 hộ dân chuyển đến vùng tái định cư mới. Các hộ dân còn lại không chịu di dời vì người dân cho rằng, sang nơi ở mới, giao thông, điện nước và các công trình phúc lợi khác chưa đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản của người dân.

Anh Lù Văn Gián, bản Cướm, xã Chiềng Bằng bức xúc: "Từ ngày di dời về đây, Nhà nước cấp cho gia đình tôi 5.000 m2 đất sản xuất, chúng tôi phải vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để cải tạo đất trồng. Chưa kịp thu hoạch thì nhà cửa, hoa màu bị đất đá vùi lấp sau trận sạt lở. Giờ huyện, xã bảo chúng tôi đi đến nơi ở mới, trong khi tiền đền bù hỗ trợ một phần cải tạo đất thì không có, chúng tôi lấy tiền đâu trả ngân hàng? Nếu đến điểm tái định cư mới, chúng tôi lại mất nhiều công sức, một lần nữa phải cải tạo đất, vậy lấy tiền đâu?".

Xoanh quanh vấn đề này, chúng tôi có buổi làm việc với ông Ngô Quý Ngự, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng. Ông Bằng chia sẻ: "Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền, vận động bà con đến nơi ở mới tránh ở những vùng sạt nở nguy hiểm. Lý do bà con không đi thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa số họ không muốn đến nơi tái định cư mới vì tiếc công sức cải tạo đất trồng trọt. Từ khi bị sạt lở đất, chúng tôi đã hỗ trợ 5 triệu đồng/gia đình bị sạt lở. Hiện nay, những hộ dân không đồng ý dời ra khỏi vùng sạt lở, chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh"…

Theo Báo cáo số 177/BC-UBND tỉnh Sơn La, đến hết tháng 6/2013, công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La còn nhiều bất cập: Kết quả thu hồi đất, giao đất cho dân chưa hoàn thành. Việc thực hiện đền bù chênh lệch giá trị đất mới được 4.921/11.349 hộ tái định cư với số tiền 250,242/445,214 tỷ đồng. Nhiều dự án thành phần vẫn đang dở dang, tiến độ chậm, thậm chí chưa khởi công. Người dân tại nhiều điểm tái định cư chưa có công ăn việc làm…

Kỳ 2: Dân "đói" việc làm


Ngọc Linh - Bùi Quyền

Tin mới

Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ
Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ

Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết ủng hộ, người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ra đồng thu dọn vườn tược, tái thiết lại sản xuất làng nghề.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh
Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Sáng ngày 22/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Đoàn dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300 - 20/8/2024 âm lịch) và 36 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (20/8/1988 - 20/8/2024 âm lịch).

Xiaomi hé lộ màu sắc của điện thoại Redmi Note 14 Pro
Xiaomi hé lộ màu sắc của điện thoại Redmi Note 14 Pro

Xiaomi sẽ trình làng các sản phẩm dòng Redmi Note 14 vào tháng Chín này và tiết lộ các tùy chọn màu sắc của điện thoại.

Ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp di tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp di tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa

Thanh Hóa vừa ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bảo tồn, gia cố tích Hòn Vọng Phu thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP. Thanh Hoá với tổng mức đầu tư không quá 17 tỷ đồng.

Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.

Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt
Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt

Trong những ngày qua, trên lưu vực hồ Cửa Đạt đã có mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du của công trình, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3), tỉnh Thanh Hóa thông báo dự kiến thời gian, vận hành xả nước điều tiết lũ công trình hồ Cửa Đạt. Bắt đầu từ 15h ngày 22/9/2024 cho đến khi hoàn thành quá trình vận hành điều tiết hồ.