Người con yêu quý của đồng bào dân tộc Châu Ro
Chúng tôi về thăm đồng bào Châu Ro, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vào một ngày đầu xuân mới. Trong hơi xuân ấm áp, những rẫy cà phê trổ hoa trắng muốt, những vườn tiêu xanh tốt tươi đang vào mùa thu hoạch, hương thơm hoa cà phê phảng phất, lan tỏa khắp không gian trong tiếng nhạc cồng chiêng với những điệu múa trang phục đẹp mắt của các chàng trai, cô gái Châu Ro xinh đẹp.
Thầy giáo Đào Phước (Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đón chúng tôi bằng nụ cười hào sảng, chất phác của người Châu Ro đậm chất Nam Bộ. Anh chính là người tham gia nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ, bản sắc văn hóa dân tộc của người Châu Ro, bằng sáng kiến đưa tiếng dân tộc Châu Ro vào âm nhạc để phổ biến truyền dạy cho các em học sinh và đồng bào trong các thôn ấp. Đây chính là cách nhanh nhất, dễ nhớ, dễ thuộc nhất, trong việc lưu giữ bảo tồn tiếng dân tộc bản địa Châu Ro.
Sinh năm 1967, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1994, thầy Đào Phước luôn trăn trở, suy tư, làm sao để con em đồng bào Châu Ro nghèo không chỉ được cắp sách đến trường, học văn hóa, mà còn lưu giữ được tiếng bản địa Châu Ro cho các thế hệ mai sau...
Nhiều lần, thầy trực tiếp thâm nhập các địa bàn dân cư, gặp gỡ bà con trong thôn ấp, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các gia đình dân tộc Châu Ro, từ đó vận động các tổ chức xã hội quyên góp giúp đỡ, vận động đưa trẻ đến trường. Phong cách gần gũi thân thiện, thầy luôn được các bà con đồng bào Châu Ro, cũng như các em học sinh yêu mến, trân trọng.
Nhận thấy cùng với sự phát triển rất nhanh của xã hội, thế hệ trẻ ngày nay thích nghi với môi trường sống hiện đại, đồng nghĩa với tiếng bản địa Châu Ro ngày càng mai một, trong khi việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ giáo viên, nhà trường chưa được thực hiện vì chưa có giáo trình, nên từ năm 2010 thầy đã chủ động đề xuất với lãnh đạo địa phương thành lập các câu lạc bộ hát múa dân tộc, tham gia các hội thi văn hóa các dân tộc do địa phương tổ chức nhằm lưu giữ tiếng bản địa cho các em mai sau.
Thầy được lãnh đạo địa phương hết lòng ủng hộ. Đến nay, các câu lạc bộ học tiếng Châu Ro, CLB hát múa dân tộc, đã hoạt động được trên 12 năm, mỗi năm thu hút từ 30 – 50 thành viên tham gia. Ngoài việc nghiên cứu, sưu tầm các bài hát dân ca Châu Ro, thầy Phước còn trực tiếp sáng tác các bài hát dịch ra tiếng Châu Ro để cùng bà con luyện tập, biểu diễn, phối hợp với Nhà Văn hóa Bàu Chinh, huyện Châu Đức tổ chức giảng dạy hát múa cồng chiêng cho bà con dân tộc và trực tiếp giảng dạy tại nhiều địa phương các huyện thị trong tỉnh như CLB hát múa tiếng dân tộc ở Long Tân (huyện Đất Đỏ), CLB Hắc Dịch (thị xã Phú Mỹ), CLB Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc)…
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Phước cho biết: “Chúng tôi muốn truyền lửa, tạo sự đam mê cho các em, từ đó các em sẽ là những hạt nhân để tiếp tục nhân rộng các bài múa hát của người Châu Ro đến các thôn ấp trong tỉnh. Hiện tham gia vào các CLB hát múa dân tộc do chúng tôi tổ chức hầu hết là các thanh niên trẻ (dưới 35 tuổi) nên rất nhiệt huyết…”
Thầy giáo Đào Quốc Trung, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhận xét: “Không chỉ là người thầy mẫu mực, Đào Phước còn là người anh cả có tấm lòng nhân hậu, tâm huyết, luôn quan tâm đến công việc và đời sống của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Là người đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường, thầy không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp giảng dạy, mà còn chú trọng giáo dục kỹ năng tự lập cho học sinh nội trú.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh, tu sửa cơ sở vật chất, tôn tạo sân chơi vận động cho các em học sinh. Vì vậy, diện mạo của ngôi trường ngày một khang trang, sạch, đẹp ...”
Trong không khí vui xuân ấm áp, không gian Nhà Văn hóa Bàu Chinh luôn rộn ràng trong tiếng nhạc cồng chiêng, tiếng đàn goong cla, đàn goong chloq, cầm vuột (kèn bầu), tuyl (sáo) … như thác reo, gió thổi, cùng với những câu hát điệu múa mượt mà, tạo nên sắc màu âm thanh mộc mạc quyến rũ lòng người.
Chia tay bà con Châu Ro huyện Châu Đức, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, chất chứa bao ân tình sâu nặng của những con người Châu Ro thật thà, chất phác, nhân hậu, đã từng nhường cơm xẻ áo nuôi bộ đội ta những năm kháng chiến, chúng tôi không khỏi lưu luyến, xúc động, bồi hồi…
Mong sao, thầy Đào Phước và bà con đồng bào Châu Ro nơi đây luôn giữ nhiệt huyết và tình yêu quê hương đất nước. Chúc bà con Châu Ro một năm mới mùa màng bội thu và cuộc sống luôn tràn ngập tiếng hát, tiếng cười.
Đào Quốc Thịnh
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường