Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA: Rộng mở cánh cửa thị trường
Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và EU - mở ra cơ hội mới về tiếp cận thị trường các nước thành viên EU. Vậy đâu là những vấn đề DN Việt Nam cần lưu ý khi tận dụng lợi thế này?
Cơ hội mới cho nhiều ngành hàng
Đối với hàng hóa XK của Việt Nam, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với khoảng 85,6% số dòng thuế (tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU).
Sau 7 năm, kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với 99,2% số dòng thuế (tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam). Đối với khoảng 0,3% kim ngạch XK còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế NK trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói, gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế NK sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa, khi EU liên tục là một trong 2 thị trường XK lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các DN Việt, nếu các DN có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà hiệp định mang lại
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau.
Dệt may: Trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch XK của Việt Nam, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA, thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc hay những nước mà cả Việt Nam và EU có FTA (như Nhật Bản và một số nước ASEAN).
Giày dép: EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch XK của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực. Sau 3 năm và 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.
Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch XK của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.
Gạo: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (giúp Việt Nam có thể XK tới 100.000 tấn tấm vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.
Đường: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.
Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: Về cơ bản, sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%.
Làm gì để tận dụng cơ hội?
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, các nhà XK phải bảo đảm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của hiệp định vê quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Về vấn đề này, các nhà XK có thể tham khảo phần giới thiệu về quy tắc xuất xứ tại “Các cam kết chính trong EVFTA”, hoặc có thể liên hệ Bộ Công Thương để được hỗ trợ thông tin cần thiết.
Hai Bên sẽ bắt đầu thực hiện xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đã cam kết kể từ ngày hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo quy định, hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau ngày mà các bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để hiệp định có hiệu lực (đối với Việt Nam là việc Quốc hội phê chuẩn hiệp định). Các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một ngày khác để hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các DN Việt, nếu các DN có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà hiệp định mang lại. Để tận dụng tốt các cơ hội của thị trường EU, DN Việt có thể xem xét một số giải pháp sau.
Một là, các DN cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là thông tin về các ưu đãi thuế qua theo hiệp định này đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh, hoặc có nhiều tiềm năng XK trong thời gian tới. Các nội dung chính của hiệp định đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công Thương. Đây là kênh thông tin tham khảo hữu ích cho DN khi tìm hiểu về EVFTA.
Hai là, việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất... Cần lưu ý, để tận dụng được ưu đãi từ hiệp định, DN cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ và về tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Ba là, DN cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. EVFTA chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho DN nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào thị trường EU.
Khẳng định vai trò và vị thế
Việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn.
Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tư do với EU. Điều này khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực, khẳng định Việt Nam - từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên - trở thành nước đi đầu. Hiện nay, EU là một trong số thị trường XK lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch XK sang thị trường này năm 2019 đạt 41,48 tỷ USD và NK đạt 14,91 tỷ USD. Do vậy, hiệp định sẽ giúp chúng ta có điều kiện thúc đẩy XK, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.
Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, Hiệp định EVFTA vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
Chính phủ đang đẩy nhanh việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong nước để hiệp định sớm được Quốc hội phê chuẩn. Song song đó, công tác chuẩn bị cho việc thực thi hiệp định cũng đã được tiến hành. Cụ thể, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo kế hoạch hành động để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA. Kế hoạch hành động này, xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện với lộ trình cụ thể.
Trong đó, các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm 5 nhóm chính: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở DN; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Minh Anh
Tin mới
Thêm 1 đội xung kích Điện lực Hà Tĩnh hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục bão số 3
Điện lực Hà Tĩnh vừa cử thêm 1 đội xung kích gồm 16 cán bộ, công nhân lên đường tham gia hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra.
BAF hợp tác với Muyuan: “Cái bắt tay” nhằm xây dựng thương hiệu trên toàn thế giới
Ngày 16/9, Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) công bố thoả thuận hợp tác với Muyuan (Muyuan Foods Co., Ltd). Đây được xem là bước tiến quan trọng của BAF trong việc xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị thương mại trên toàn thế giới.
Bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An vừa phối hợp, phát hiện, bắt giữ 71,4 kg pháo do nước ngoài sản xuất.
Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ số 3
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường tại Công văn số 2606/TCQLTT-VPTC, phát huy truyền thống tốt đẹp nghìn năm qua của đất nước Việt Nam. Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ, kêu gọi toàn thể công chức, người lao động thuộc Cục hướng về đồng bào miền Bắc ruột thịt bị thiệt hại do bão, lũ số 3 gây ra.
Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án tại Hải Dương
Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Long An triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường
UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới