Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghệ An: Doanh nghiệp lao đao vì tình trạng tranh mua mía đường nguyên liệu

Công ty Mía đường Nghệ An và Mía đường Sông Lam đang bị ảnh hưởng lớn khi bị doanh nghiệp khác thu mua mía nguyên liệu trong vùng quy hoạch của mình.

Nghệ An: Doanh nghiệp lao đao vì tình trạng tranh mua mía đường nguyên liệu - Hình 1

Việc  "tranh mua, tranh bán" mía nguyên liệu dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có ở Nghệ An

Ngang nhiên vào vùng nguyên liệu của doanh nghiệp khác thu mua?

Hiện nay, mía đang là một trong những cây trồng có được đầu ra ổn định nhất ở Nghệ An. Điều đó có được một phần là do tại tỉnh này có 3 nhà máy đường, công suất ép khoảng 13.000 tấn mía/ngày. 

Tuy nhiên việc "tranh mua, tranh bán" đã diễn ra hết sức phức tạp trong hàng chục năm nay! Từ việc tranh mua, tranh bán đó đã và đang gây ra sự xáo trộn về vùng nguyên liệu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, đi cùng với đó là những hệ lụy không chỉ nông dân, chính quyền địa phương mà các doanh nghiệp đều phải đối mặt trong quá trình hội nhập phát triển.

Cụ thể, hàng năm Công ty Cổ phần Mía Đường Sông Con đã tổ chức thu mua mía trong vùng đã được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch cho Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU) tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu với sản lượng hơn 100.000 tấn mía.

Việc này làm phá vỡ quy hoạch của tỉnh Nghệ An, hơn nữa lượng mía này đã được Công ty NASU hỗ trợ nông dân về con giống, phân bón, cho vay vốn không tính lãi suất và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm mía. Khi Công ty Cổ Phần mía đường Sông Con vào mua như vậy sẽ gây thiệt hai rất lớn cho Công ty NASU.

Theo ông Ngô Văn Tú – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mía Đường Nghệ An (NASU): “Hàng năm công ty ký hợp đồng trực tiếp với nông dân vùng nguyên liệu được quy hoạch. Niên vụ ép vừa qua, công ty bị thất thoát hơn 100 nghìn tấn mía nguyên liệu.

Nguyên nhân do Công ty Cổ phần Sông Con đã tổ chức mạng lưới tư thương đi khắp vùng nguyên liệu đã quy hoạch cho công ty của chúng tôi từ Quỳ Châu đến Nghĩa Đàn tổ chức thu mua, làm phá vỡ kế hoạch ép mía của NASU cũng như quy hoạch của tỉnh đối với công ty”.

Nghệ An: Doanh nghiệp lao đao vì tình trạng tranh mua mía đường nguyên liệu - Hình 2

Những biên bản người nông dân vi phạm hợp đồng cung cấp mía cho Công ty NASU

Theo số liệu thống kê của NASU, hằng năm công ty đã đầu tư cho vay vốn không tính lãi suất cho các hộ nông dân trồng mía trong vùng quy hoạch của công ty lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, chỉ tính riếng 2017 công ty đã cho vay với tổng số tiền 110 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho không để trồng mía hơn 6 tỷ đồng.

Tại tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần Mía Đường Sông Lam cũng phải sống chung với tình cảnh bị tranh mua nguyên liệu như nhà máy mía đường NASU. Không ai khác, “đối thủ” vẫn chính là Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Con.

Đại diện Công ty Cổ phần Mía Đường Sông Lam cho biết: “Dù mới bắt đầu vào vụ ép nhưng vùng nguyên liệu được tỉnh quy hoạch cho nhà máy của chúng tôi đã bị các tư thương của Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Con sang mua tranh.

Điều này đã ảnh hướng rất lớn đến quá trình ép mía của nhà máy, bởi nguyên liễu đã khan hiếm nay bị “đối thủ” sang tận vùng nguyên liệu của mình để thu mua thì lại càng khan hiếm hơn”.

Bà Dương Thị Huệ - Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An: “Tình hình mua tranh mía nguyên liệu tại địa bàn xã Thọ Sơn là rất phức tạp.Cụ thể, nhà máy mía đường Sông Con đã đến địa bàn xã tôi mua tranh mía nguyên liệu với nhà máy mía đường Sông Lam.

Theo quy hoạch diện tích trồng mía của xã tôi là để phục vụ cho nhà máy mía đường Sông Lam, nhưng nhà máy Sông Con sang mua tranh vùng nguyên liệu như thế là không được, sẽ gây thiệt hại cho nhà máy mía đường Sông Lam.

Nghệ An: Doanh nghiệp lao đao vì tình trạng tranh mua mía đường nguyên liệu - Hình 3

Bà Dương Thị Huệ - Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Nhà máy mía đường Sông Lam đầu tư cho nông dân cây giống, phân bón, tiền vốn cho vay không tính lãi,... Đến khi thu hoạch nông nhà máy mía đường Sông Con sang thu mua như vậy thật là bất công với họ.

Chúng tôi mong muốn cấp trên có giải pháp nào đó tác động để làm trung gian những doanh nghiệp hoạt động mua bán văn hóa, lành mạnh hơn”.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều có nguy cơ bị thiệt

Tình trạng “tranh mua tranh bán” không chỉ ảnh hướng đến lợi ích của riêng doanh nghiệp, mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của toàn ngành mía đường. Ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay: 

“Đặc thù của mía đường được thu mua theo 2 dạng, thứ nhất mua đầu tấn, thứ 2 mua theo trữ lượng đường trên một đơn vị khối lượng. Tình trạng tranh mua tránh bán mía nguyên liệu đã dẫn đến một số doanh nghiệp thu mua xô mía của nông dân về ép mà không mua theo trữ lượng đường.

Điều này sẽ dấn đến nông dân không quan tâm đến chất lượng cũng như trữ lượng đường trong mía nguyên liệu. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng của ngành mía đường".

Nghệ An: Doanh nghiệp lao đao vì tình trạng tranh mua mía đường nguyên liệu - Hình 4

Ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam

Ở một phương diện khác, khi nông dân bán xố mía mà không bán theo trữ lượng đường cho doanh nghiệp thì chưa chắc đã có lợi. Bởi thông thường mía ở Nghệ An thường có trữ lượng đường lớn, trên 10. Mà trữ lượng đường trên 10 thì giá sẽ rất khác, nếu mua xô thì họ chỉ trả ở mức 10, điều đó rõ ràng là thiệt thòi cho người nông dân.

Cũng theo ông Doanh: “Hiện công ty NASU họ áp dụng công nghệ của Úc, thu mua theo trữ lượng đường trên đơn vị khối lượng rất chuẩn xác và có lợi cho nông dân. Ví dụ như vừa rồi, trữ lượng đường lên 12 NASU họ sẵn sàng trả nông dân thềm vài trăm nghìn một tấn mía nguyên liệu”.

Đứng trước hiện trạng trên, Công ty Mía Đường Nghệ An (NASU) và Mía Đường Sông Lam đã nhiều lần gửi văn bản lên các cấp chính quyền, nhưng tình trạng tranh mua mía nguyên liệu vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. 

Hai doanh nghiệp này vẫn phải “sống chung với lũ”, và hàng ngày vẫn phải đối mặt với sự thiết hụt mía nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển.

Kính đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An, Hiệp hội Mía đường Việt Nam,… sớm vào cuộc để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Theo Phapluatplus

Tin mới

Mang ma túy ra thăm bạn gái rồi cùng nhau sử dụng, 3 đối tượng lĩnh 19 năm tù
Mang ma túy ra thăm bạn gái rồi cùng nhau sử dụng, 3 đối tượng lĩnh 19 năm tù

Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừa tuyên phạt 3 đối tượng: Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Đình Nho và Võ Thị Thanh Bình 19 năm tù giam về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Lào Cai còn 44 trường và 6 điểm trường chưa tổ chức dạy học trở lại
Lào Cai còn 44 trường và 6 điểm trường chưa tổ chức dạy học trở lại

Đến sáng 19/9/2024 còn 44 trường và 6 điểm trường chưa tổ chức dạy-học trở lại do chưa sửa chữa, khắc phục xong hoặc đang sử dụng làm nơi tránh trú tạm thời cho nhân dân.

Mỹ Sơn: Thông qua kênh truyền thông KOLs, từng bước tạo đột phá về nhận diện thương hiệu
Mỹ Sơn: Thông qua kênh truyền thông KOLs, từng bước tạo đột phá về nhận diện thương hiệu

Ngày 20/9, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho hay, vừa phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Nam đón đoàn KOLs quốc tế đến tham quan và trải nghiệm Khu đền tháp Mỹ Sơn.

PVFCCo và PVTrans tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo năm 2024
PVFCCo và PVTrans tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo năm 2024

Tiếp nối truyền thống thiện nguyện, phát huy giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp “Trách nhiệm, Sẻ chia”, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) và Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã phối hợp tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo “Nhiệt huyết người Dầu khí” năm 2024 vào ngày 20/9, tại tòa nhà PVFCCo, số 43 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành Hải quan tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả
Ngành Hải quan tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh vừa chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500
Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4897/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường trục Tả Thanh Oai, tỷ lệ 1/500.