Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ năm 2021” hé lộ những điểm không thể bỏ lỡ ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước mạnh mẽ, giàu sức sống với những con người thân thiện, hiếu khách cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả, sẽ được tái hiện rõ nét thông qua chương trình “Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ năm 2021” vào 9/10 sắp tới.

Chương trình Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ năm 2021 là hoạt động quan trọng nhằm Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thuỵ Sỹ (11/10/1971 - 11/10/2021). Chương trình năm nay, gồm 5 phần chính: "Xin chào Thụy Sỹ!"; "Xin chào châu Âu1"; "Văn hóa cội nguồn, Việt Nam diệu kỳ"; "Các thế hệ tương lai" và "Hẹn gặp tại Việt Nam!".

Trong đó, Việt Nam diệu kỳ là một trong những phần quan trọng nhất nói về cảnh sắc thiên nhiên của Việt Nam. Trước thềm chương trình, Ban Tổ chức hé lộ những điểm nhấn đáng chú ý trong phần này để quảng bá rộng rãi hơn về hình ảnh của một Việt Nam mới mẻ, tươi đẹp tới công chúng tại Thụy Sỹ nói riêng và các quốc gia châu Âu nói chung.

Núi non hùng vĩ

Mở đầu cho phần giới thiệu về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam diệu kỳ, MC cùng các khách mời sẽ chia sẻ về những trải nghiệm du lịch tại Tây Nguyên và các vùng núi phía Bắc của Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... Những khu vực này nổi tiếng với các cung đường đèo có cảnh sắc hùng vĩ, ruộng bậc thang trùng điệp và nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Từ đây, khán giả có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, tươi đẹp cùng nhiều cảnh quan và di tích tự nhiên như thung lũng, thác nước, hang động, vực thẳm... Càng lên cao, cảnh vật càng chìm vào làn mây mờ ảo, tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.

Nét đặc trưng của khu vực vùng núi Việt Nam còn đến từ sự độc đáo trong văn hóa dân tộc, với những căn nhà sàn gỗ, trang phục sặc sỡ cùng nhiều món ăn độc lạ như canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít…

Đồng bằng phù sa với truyền thống lâu đời

Tiếp đó, để người xem hiểu hơn về vùng đồng bằng Việt Nam và nền văn minh lúa nước lâu đời, Ban Tổ chức sẽ phát sóng một phóng sự đặc biệt nói về hành trình của tiến sĩ Hồ Quang Cua xuất khẩu gạo ST25, được mệnh danh là loại gạo ngon nhất thế giới, góp phần thúc đẩy nông sản Việt ra thị trường quốc tế .

Khi ghé thăm các điểm đến nổi tiếng của khu vực đồng bằng như Ninh Bình, Hà Nội… khán giả cũng có cơ hội hiểu thêm về con người Việt Nam, do đây là khu vực chứa đựng nhiều nhất những nét văn hóa lâu đời, các di tích lịch sử và làng nghề truyền thống của mảnh đất hình chữ S.

Sự pha trộn hài hòa giữa phong cách hiện đại và những nét cổ kính đã tạo nên nét đặc trưng của khu vực đồng bằng. Chính những nét cổ kính của các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới khám phá nơi đây.

Đô thị hiện đại

Các khách mời đặc biệt sẽ là các hướng dẫn viên du lịch trong phần tiếp theo. Họ sẽ dẫn dắt khán giả tham quan và trải nghiệm văn hoá đường phố đương đại tại những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Huế hay Nha Trang...

Qua đó, bạn bè quốc tế có dịp cảm nhận nhịp sống sôi động, những món ăn vỉa hè đa dạng và phong cách sống của người Việt trong xã hội hiện đại. Họ có thể hiểu thêm về Việt Nam, cảm nhận những nét tương đồng và phát hiện ra sự khác biệt giữa văn hóa nơi đây với Thụy Sỹ.

Với khoảng 50 năm sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Pierre Schifferli sẽ chia sẻ những tình cảm và kỷ niệm đặc biệt gắn bó với Việt Nam, song hành cùng chặng đường phát triển quan hệ Việt Nam - Thuỵ Sỹ suốt nửa thế kỷ.

Rừng vàng biển bạc

Cuối cùng, khán giả sẽ được tham gia vào những hoạt động đầy thú vị như lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak, cắm trại trên bờ biển, ngắm bình minh và hoàng hôn,... thông qua những thước phim chân thực, sống động tại các vùng biển nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phan Thiết, Vũng Tàu…

Người xem sẽ như được hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, đắm mình trong làn nước biển xanh dịu mát và cảm nhận được sự yên bình của Việt Nam. Đặc biệt, những món ăn từ đặc sản địa phương do chính tay ngư dân đánh bắt được cũng sẽ được giới thiệu đến khán giả.

Chương trình Ngày Việt Nam tại Thụy Sỹ năm 2021 là một dịp để thắt chặt quan hệ ngoại giao gắn bó Việt Nam - Thụy Sỹ, giúp bạn bè quốc tế hiểu thêm về Việt Nam, đem lại hiệu ứng kích cầu du lịch trong và ngoài nước sau dịch Covid-19.

Ông Trần Quốc Khánh, Phó vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO (Bộ Ngoại giao) chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng những thước phim chân thực, đầy ấn tượng về cảnh quan thiên nhiên mới mẻ, tươi đẹp và diệu kỳ của Việt Nam có thể được quảng bá rộng rãi tới du khách quốc tế, đặc biệt là tại Thụy Sỹ. Điều đó, sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của những người yêu thích cái đẹp trên khắp thế giới”.

Ngày Việt Nam tại Thuỵ Sỹ năm 2021, sẽ diễn ra đồng thời tại 3 điểm cầu: Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.

Khán giả cũng có thể theo dõi trực tiếp chương trình trên nhiều nền tảng khác như:

Fanpage //www.facebook.com/VietNamDaysAbroad/

Youtube //www.youtube.com/channel/UCLvOy7LHvOi0SCcWbcNFAmg

Fanpage VTV4

Youtube VTV4

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.