Ngập úng tại các khu đô thị mới: Lỗi lệch pha quy hoạch cốt nền
Mỗi khi mưa lớn, những khu đô thị mới (KĐTM) thường xuyên chìm trong biển nước. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính do lệch pha quy hoạch cốt nền.
Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
PV: Những ngày mưa liên tiếp, khiến người Hà Nội lao đao vì tình trạng ngập lụt. Trong đó, nhiều tòa chung cư, KĐTM phía Tây rơi vào cảnh úng ngập. Theo ông nguyên nhân là gì?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Gốc rễ vấn đề là do độ cao cốt nền. Trong khi, phần quy hoạch cốt chuẩn lại liên quan mật thiết đến hệ thống thoát nước đô thị. Khi xây dựng một KĐTM ngoài rìa TP đã có quy định cốt bình quân cụ thể của KĐT ấy. Thế nhưng, do việc quản lý cốt nền của chính quyền không nhất quán nên xảy ra tình trạng “tùy hứng” khi xây dựng mà “quên” tính tới quy định chung về sử dụng cốt nền trong thành thị.
Thực tế, chúng ta có quy hoạch chung của một khu vực rộng lớn nhưng hễ có khu đất nào xin dự án thì cho làm ngay nên dự án sau cốt nền cứ cao hơn dự án trước. Từ đây, mới có chuyện dự án bên cạnh định thoát về đây nhưng dự án sau lại thoát về phía khác chặn mất lối của dự án cũ.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước hiện đầu tư chưa hoàn chỉnh và chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống ao, hồ ở nội đô bị lấn chiếm hoặc bị san lấp… Vì vậ, chỉ cần mưa lớn kéo dài 2 - 3 giờ, hàng loạt tuyến đường lập tức ngập sâu.
Sau trận mưa sáng sớm ngày 13/7, Khu đô thị Nam An Khánh ngập úng nghiêm trọng
PV: Có vẻ hơi nghịch lý khi những khu dân cư cũ trong phố cổ thì ít ngập lụt, còn các KĐTM thì “vỡ trận”, thưa ông?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Trước đây, ông cha đã tính toán rất kỹ để đặt khu dân cư tại nền đất tự nhiên cao ráo, kết hợp với giải pháp thoát nước hợp lý nên hạn chế tối đa ngập lụt. Còn hiện tại, trong quá trình phát triển đô thị, chúng ta lại đi ngược nguyên lý quy hoạch.
Nghĩa là, xây dựng ở những khu đất thấp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ. Nhiều chủ đầu tư chỉ chạy theo lợi nhuận, tính toán diện tích sàn lớn… mà bỏ quên các yếu tố hạ tầng kỹ thuật. Vì lẽ đó, các KĐTM không thể chịu tải được khi lượng mưa lớn. Đơn cử như KĐT Xa La, Mậu Lương, Văn Phú, Văn Khê…
PV: Việc bắt buộc các công trình xây dựng sau này phải tuân thủ chặt chẽ theo quy chuẩn cốt nền tối thiểu của TP, bảo đảm tránh được ngập lụt kể cả khi gặp phải trường hợp xấu nhất là hết sức cần thiết, thưa ông?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Một thời gian dài quy hoạch cốt nền ít được xem trọng, dẫn đến việc thoát nước toàn TP thiếu hiệu quả. Sau khi quy hoạch cốt nền được lập lại, các công trình được cấp phép xây dựng mới vẫn dựa theo cốt nền cũ, những khu vực có đường giao thông và hệ thống cấp thoát nước chưa được nâng hoặc hạ theo quy hoạch mới.
Do đó, khi thực hiện nâng cấp đường giao thông và hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch mới thì xảy ra tình trạng nền nhà các KĐT thấp hơn đường. Vì vậy, tùy khu vực, quy hoạch cốt nền không nên áp dụng máy móc theo nguyên tắc chỉ dựa trên lý thuyết cho toàn TP mà không nghiên cứu sâu hiện trạng để có những giải pháp phù hợp với toàn cục.
Ngoài ra, cần có thêm những giải pháp phù hợp về kỹ thuật riêng cho các khu vực có hiện trạng dân cư phức tạp. Hà Nội cũng đã có bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500. Như vậy, độ cao của từng khu vực, từng đường phố, độ dốc… đã có đầy đủ. Vấn đề là khi quy hoạch thì phải tính độ cao đến mức an toàn, trong trường hợp xấu nhất thì cũng không để người dân bị ngập lụt. Tất nhiên, độ cao chuẩn được xác định kết hợp với giải pháp thoát nước của TP.
PV: Nghĩa là số liệu cốt chuẩn trên bản vẽ quy hoạch và thực tiễn xây dựng vẫn có sự “lệch pha” nhau?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Đối với các KĐTM trước khi xây dựng bao giờ cũng có quy hoạch chi tiết được phê duyệt với quy hoạch cao độ xây dựng nền của khu vực đó. Và giữa bản quy hoạch chi tiết với các khu vực xung quanh sẽ có khớp nối về cao độ hay khớp nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài.
Tuy nhiên từ kế hoạch đến thực hiện lại khác. Có những KĐT cao hơn hoặc thấp hơn vùng lân cận nên tạo ra sự úng ngập trong KĐT hoặc khu vực bên ngoài. Nguyên nhân có thể là do số liệu làm quy hoạch không đáng tin cậy. Hoặc là khi làm thỏa thuận khớp nối thì có những KĐT nằm chơ vơ bên ngoài, hạ tầng xung quanh chưa có. Tình trạng ngập úng tại Đại lộ Thăng Long sau những cơn mưa chính là biểu hiện của việc lệch khớp nối về mặt quy hoạch.
PV: Vậy theo ông, trước những bất cập trong quy hoạch cốt nền hiện tại, cần hướng giải quyết nào?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Tại những KĐTM gần như bị cô lập khi mưa lớn cho thấy có lỗi về độ cao san nền. Chưa có số liệu điều tra về vấn đề này nên cũng chưa thể khẳng định là khu nào đúng với độ cao được duyệt, khu nào bị ăn bớt độ cao.
Vì vậy, cần điều tra để làm rõ khu vực nào vênh giữa độ cao được duyệt và độ cao thực hiện. Từ đó sẽ xác định được phần lỗi thuộc về người ban hành quy định, hay người duyệt thiết kế, hoặc chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, phần lỗi cuối cùng vẫn phải truy trách nhiệm về cơ quan quản lý. Đơn giản trong trường hợp chủ đầu tư ăn bớt độ cao khi san nền thì tại sao các cơ quan quản lý không kịp thời phát hiện và uốn nắn?
Trân trọng cảm ơn ông!
Những khu đô thị hiện đại có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng hễ trời mưa to kéo dài vài giờ đồng hồ thì bị ngập úng nghiêm trọng. Thậm chí, một số khu lân cận nước còn tràn vào nhà các hộ dân. Mới đây nhất, sau trận mưa ngày 13/7, nhiều tuyến đường nội bộ trong Khu đô thị Nam An Khánh, Thiên Đường Bảo Sơn, Vinaconex 3, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn… xảy ra tình trạng ngập úng, giao thông hỗn loạn.
Theo các chuyên gia quy hoạch đô thị, khu chung cư, khu đô thị mới xây dựng về phía Tây; Tây Nam thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông, Hoài Đức. Bởi hầu hết các khu đô thị mới ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa. Chắc chắn, sẽ còn ngập lụt nhiều.
Theo KT&ĐT
Tin mới
NovaGroup phát động loạt chương trình tiếp sức, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ
Tự nguyện trích ngày lương, ủng hộ tiền cho các địa phương, tặng nhà để đấu giá... là những hoạt động mà NovaGroup cùng các đơn vị trong hệ sinh thái đã và đang thực hiện nhằm chung tay tiếp sức đồng bào vùng bão lũ.
Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Ngày 14/9, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang, chỉ còn 1 cửa xả
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện số 6831/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h ngày 14/9.
Bình Dương quyên góp hơn 44 tỷ đồng, ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Sáng 14/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
TP. Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều ổ dịch sởi đầu năm học
Xuất hiện nhiều ổ dịch, TP. Hồ Chí Minh thực hiện chiến dịch tiêm chủng bệnh sởi cho khoảng 125.000 trẻ.
Né tránh trách nhiệm trong mưa bão, hai cán bộ xã bị đình chỉ công tác
UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 Chủ tịch UBND xã vì không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi xảy ra mưa bão.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới