Ngành dược phẩm: Việt Nam và bài toán nhập khẩu sản phẩm
Được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển dược liệu, nhưng trong ngành công nghiệp dược, Việt Nam đang có chỉ số kim ngạch nhập khẩu khá lớn.
Việc thị trường Việt không đủ tiềm lực để phát minh thuốc mới và chỉ số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thị trường nhập khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm rất đa dạng với hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương. Trong đó, nhiều thị trường lớn trong khu vực châu Âu đang cung cấp dược phẩm cho Việt Nam.
Ngành dược phẩm Việt Nam đang giữ chỉ số kim ngạch nhập khẩu ngày căng tăng cao
So với cùng kỳ 2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2019 đạt 700 triệu USD, tăng hơn 16 % so với cùng năm trước, tính riêng tháng 3/2019 kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng hơn 42 % so với tháng 2/2019.
Đến hết tháng 3/2019, Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất của Việt Nam đạt gần 98 triệu USD, tăng hơn 38 % so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 3/2019 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt gàn 43 triệu USD, tăng hơn 95 % so với tháng 2/2019 và tăng hơn 26 % so với tháng 3/2018.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu thuốc từ các thị trường khác nữa như Ấn Độ đạt 61 triệu USD, Mỹ hơn 45 triệu USD và Hàn Quốc đạt gần 39 triệu USD…
Theo số liệu thống kê từ Hãng Nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2018 lên tới gần 5,3 tỷ USD. Hãng này cũng dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên tới con số 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11%.
Gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó phải kể đến một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước.
Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025, và đây là cơ sở khẳng định, tốc độ chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm còn tăng mạnh trong những năm tới.
Theo nhiều chuyên gia y tế, ngành dược trong nước, thực tế vẫn tập trung chủ yếu trong khâu bào chế, gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là các thuốc phổ thông có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém. Trong số 170 cơ sở sản xuất dược phẩm, chỉ có 7 cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược với 2 trên 7 cơ sở đạt GMP.
Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, một phần nguyên nhân khiến ngành dược liệu Việt Nam bị phân tán là do "ôm đồm" quá nhiều và xây dựng chuỗi liên kết lấy doanh nghiệp là trung tâm vẫn chưa đủ mạnh.
"Với hiện trạng ngành dược liệu của Việt Nam, chúng ta cần xác định rõ trọng tâm phát triển theo những nhóm sản phẩm chiến lược, thay vì phân tán doanh nghiệp thích trồng cây nào, xây dựng vùng dược liệu nào thì làm cái đó như trước đây", một chuyên gia chia sẻ.
Trang Nguyễn
Tin mới
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…
Tuyên Quang được Vĩnh Phúc hỗ trợ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chiều 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tiếp nhận hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc cho nhân dân khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp nhận.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM