Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế

Trong 05 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm.

Thủ tướng nhận định: Với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Theo Thủ tướng, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng nêu rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "Dân tộc – Khoa học – Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng thì chặng đường 07 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam (Chiến lược 1755), với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá vào GDP: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP. Sau 03 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD).

Trong 05 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng báo cáo về thực tế phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng báo cáo về thực tế phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Ảnh chinhphu.vn.

So sánh số liệu thống kê sau 07 năm của chúng ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hoá và còn nhiều dư địa phát triển.

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa đang mang đến sự thay đổi cơ cấu của các ngành có liên quan, tiếp đó là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp văn hóa, các thành phố sáng tạo đã và đang làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế.

Các doanh nghiệp văn hóa, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Sự thay đổi này đã tạo nên các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94%...).

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá trong công tác quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam: Hà Nội, Đà Lạt, Hội An là 03 thành phố của Việt Nam đã gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trong đó Hà Nội trở thành thành phố Thiết kế sáng tạo, Đà Lạt thành phố sáng tạo âm nhạc và Hội An thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian.

Sự xuất hiện của 03 thành phố sáng tạo trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam có thể xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay (22/12/2023) là Hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay (22/12/2023) là Hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Công ước 2005 bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá của UNESCO được thông qua năm 2005, có hiệu lực từ tháng 03/2007. Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc ban hành Chiến lược 1755; trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015). Gần đây nhất, ngày 22/11/2023, Việt Nam đã trúng cử thành viên Uỷ ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao.

Việt Nam lần thứ tư được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2023 sau các năm 2019, 2020, 2022. Điều đó cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hoá - một trong 12 ngành công nghiệp văn hoá đối với cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh việc nhìn nhận các thành quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng thẳng thắn nhìn nhận những bất cập và thách thức đặt ra trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật (luật, nghị định) quy định thực hiện nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp văn hoá. Đồng thời, còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

TP. HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế 2024: Tập trung vào chuyển đổi CN
TP. HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế 2024: Tập trung vào chuyển đổi CN

UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP. HCM năm 2024. Hai sự kiện này, sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.

Truy bắt đối tượng trộm xe máy, dùng dao tấn công lực lượng công an
Truy bắt đối tượng trộm xe máy, dùng dao tấn công lực lượng công an

Trộm xe máy rồi mang đi cầm cố ở tiệm cầm đồ, khi phát hiện bị lực lượng công an vây bắt, Nguyễn Mạnh Cầm, trú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã liều lĩnh dùng dao tấn công để bỏ trốn.

Trắng đêm để không “trắng sóng”
Trắng đêm để không “trắng sóng”

Bão Yagi vừa có dấu hiệu suy yếu, những người lính kỹ thuật của Viettel lập tức lao mình vào “cuộc chiến” khắc phục sự cố. Áp lực chạy đua với thời gian, khôi phục thông tin liên lạc cho người dân mới thật sự bắt đầu.

Gia Lai tạm giữ 7.800 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
Gia Lai tạm giữ 7.800 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Công an tỉnh Gia lai phát hiện một vụ kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng lớn. Theo đó, 7.800 bánh trung thu các loại đã bị tạm giữ.  

Cà Mau phấn đấu trong năm 2025 phát triển mới 100 tổ hợp tác và 30 hợp tác xã
Cà Mau phấn đấu trong năm 2025 phát triển mới 100 tổ hợp tác và 30 hợp tác xã

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Cà Mau năm 2025.

Kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử
Kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về lĩnh vực thương mại điện tử năm 2024, Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra tại Công ty TNHH DPCTP, địa chỉ: Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.